Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3: Trung Quốc thời pho...
- Câu 1 : Nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào khoảng thời gian nào ?
A. Khoảng năm 221 TCN
B. Khoảng năm 212 TCN
C. Khoảng năm 122 TCN
D. Khoảng năm 215TCN
- Câu 2 : Một bộ phận nông dân Trung Quốc dưới thời Nhà Tần giữ được ruộng đất để cày cấy gọi là gì ?
A. Nông dân tự canh
B. Nông dân lĩnh canh
C. Nông dân giàu có
D. Câu A và B đúng
- Câu 3 : Số nông dân công xã dưới thời nhà Tần ở Trung Quốc rất nghèo, không có ruộng đất để cày cấy trở thành :
A. Nông dân tự canh
B. Nông dân lĩnh canh
C. Nông nô
D. Nô lệ
- Câu 4 : Sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần THủy Hoàng tự xưng là gì ?
A. Thiên tử
B. Hoàng đế
C. Vua của các vua
D. Chính vương.
- Câu 5 : Biểu hiện của quan hệ sản xuất ở Trung Quốc dưới thời Nhà Tần như thế nào ?
A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
B. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.
C. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân tự canh.
D. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân công xã.
- Câu 6 : Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời kỳ nhà nào ?
A. Thời nhà Hán
B. Thời nhà Tần
C. Thời nhà Đường
D. Thời nhà Tống
- Câu 7 : Chế độ quân điền dưới thời nhà Đường là gì ?
A. Lấy ruộng đất của địa chủ , quan lại chia cho nông dân.
B. Lấy ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo.
C. Lấy ruộng đất của nhà nước chia bình quân cho mọi người.
D. Lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân.
- Câu 8 : Điểm khác nhau cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Đường so với thời nhà Tần – Hán ở Trung Quốc là gì ?
A. Cử người thân tín cai quản các địa phương.
B. Giao cho các công thần hoặc người thân tộc giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải miền biên cương.
C. Mở các khoa thi để chọn người làm quan.
D. Thực hiện chính sách xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
- Câu 9 : Cuộc khởi nghĩa nào ở Trung Quốc làm cho nhà Đường bị lật đổ ?
A. Khởi nghĩa nông dân Chu Nguyên Chương.
B. Khởi nghĩa nông dân Hoàng Sào.
C. Khởi nghĩa nông dân Trần Thắng.
D. Khởi nghĩa nông dân Ngô Quảng.
- Câu 10 : Nhà Minh được thành lập trong khoảng thời gian nào ? Do ai sáng lập ?
A. Khoảng thời gian 1368 – 1644, do Chu Nguyên Chương sáng lập.
B. Khoảng thời gian 1271 – 1464 , do Hoàng Sào.
C. Khoảng thời gian 1271 – 1368, do Ngô Quảng sang lập.
D. Khoảng thời gian 1368 – 1474 , do Chu Nguyên Chương sáng lập.
- Câu 11 : Nét nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc dưới thời nhà Minh là gì ?
A. Xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Quan hệ sản xuất phong kiến đạt đến đỉnh cao.
C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh.
D. Xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế lớn.
- Câu 12 : Chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời nhà Thanh như thế nào ?
A. Thực hiện chính sách mở cửa cho thương nhân Tây Âu vào buôn bán.
B. Thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng".
C. Thực hiện chính sách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn đối với các nước phương Tây.
D. Tất cả các chính sách trên đều đúng.
- Câu 13 : Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là gì ?
A. Chế độ công điền
B. Chế độ tịch điền
C. Chế độ quân điền
D. Chế độ lĩnh canh
- Câu 14 : Sau khi nhà Tống bị tiêu diệt, Trung Quốc bước vào triều đại nhà nào ?
A. Nhà Minh
B. Nhà Thanh
C. Nhà Nguyên
D. Nhà Bắc Tống
- Câu 15 : Đến thời nhà Tống, người Trung Quốc đã có những phát minh quan trọng, đó là gì ?
A. Kĩ thuật luyện kim
B. Đóng tàu, chế tạo súng
C. Thuốc nhuộm, thuốc in
D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết
- Câu 16 : Lời thơ đẹp và hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Đó là đặc điểm nghệ thuật của nhà thơ nào ?
A. Đỗ Phủ
B. Lý Bạch
C. Bạch Cư Dị
D. Cả ba nhà thơ trên
- Câu 17 : Thơ ông tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những mối oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị. Ông là ai ?
A. Đỗ Phủ
B. Lý Bạch
C. Bạch Cư Dị
D. Đỗ Lăng
- Câu 18 : Cùng với đạo Phật, đến thời Tống, tôn giáo nào được phát triển thêm một bước về lí luận ?
A. Đạo giáo
B. Thiên Chúa giáo
C. Nho giáo
D. Tất cả các tôn giáo trên
- Câu 19 : Tình trạng chia cắt loạn lạc sau thời Đường trước thời Tống ở Trung Quốc được sử sách gọi là gì ?
A. Thời Đông Tấn
B. Thời Ngũ đại – Thập quốc
C. Thời Tam Quốc
D. Thời Tây Tấn
- Câu 20 : Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu dưới đây :
- Câu 21 : Hãy trình bày và phân tích quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc ? Nêu những nét cơ bản về chế độ phong kiến dưới thời nhà Tần Hán.
- Câu 22 : Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Tần – Hán.
- Câu 23 : Nối tên nhân vật lịch sử gắn với các triều đại phong kiến ở Trung Quốc theo yêu cầu sau đây:
- Câu 24 : Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường là gì ? Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời nhà Minh đã nảy nở ra sao ?
- Câu 25 : Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu dưới đây :
- Câu 26 : Hãy nêu tình hình chính trị và sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh ?
- Câu 27 : Dưới thời Minh – Thanh kinh tế Trung Quốc có bước phát triển gì mới so với các thời kì trước ?
- Câu 28 : Điền vào chỗ trống câu sau đây :
- Câu 29 : Hãy nối các triều đại phong kiến ở Trung Quốc cho phù hợp với nội dung sau đây :
- Câu 30 : Nêu những nét nổi bật của văn hóa Trung Quốc dưới thời Đường, Tống ?
- Câu 31 : Những nét tiêu biểu về tình hình tư tưởng ở Trung Quốc dưới thời Đường, Tống .
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến