Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 10 Học kì 1 (Lần 1) !!
- Câu 1 : Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ
B. Phân bố tập trung theo điểm
C. Phân bố theo tuyến
D. Phân bố ở phạm vi rộng
- Câu 2 : Phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm lưới chiếu:
A. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng
B. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực
C. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là đường thẳng đồng quy ở cực
D. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là đường cong đồng quy ở cực
- Câu 3 : Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào
A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ
B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
D. Bảng chú giải, hình dạng lãnh thổ
- Câu 4 : Trái Đất có những chuyển động chính nào?
A. Tự quay quanh trục và quay quanh các hành tinh khác
B. Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời
C. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và các hành tinh khác
D. Tự quay quanh trục và chuyển động hành ê líp
- Câu 5 : Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Bắc trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở:
A. Hướng chính đông
B. Hướng chếch về phía Đông Nam
C. Hướng chếch về phía Đông Bắc
D. B và C đúng
- Câu 6 : Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 1 lần ở vùng:
A. Chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam
B. Nội chí tuyến
C. Xích đạo
D. Ngoại chí tuyến
- Câu 7 : Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn lại, đêm càng dài ra?
A. Mùa hạ.
B. Mùa đông
C. Mùa xuân
D. Mùa thu
- Câu 8 : Xâm thực, mài mòn, thổi mòn là tên gọi khác của quá trình:
A. Phong hóa
B. Bóc mòn
C. Vận chuyển
D. Bồi tụ
- Câu 9 : Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp nhân Trái Đất:
A. Có độ dày lớn nhất, Nhiệt độ và áp suất lớn nhất
B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng
C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn
D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong
- Câu 10 : Khối khí ký hiệu P có đặc điểm:
A. Khối khí cực: rất lạnh
B. Khối khí ôn đới: lạnh
C. Khối khí chí tuyến: rất nóng
D. Khối khí xích đạo: nóng ẩm
- Câu 11 : Dạng kí hiệu không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là:
A. Hình học
B. Chữ
C. Tượng hình
D. Tượng thanh
- Câu 12 : Phép chiếu phương vị ngang có đặc điểm lưới chiếu:
A. Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa, vĩ tuyến còn lại là cung tròn đối xứng nhau qua xích đạo
B. Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và chúng vuông góc với nhau, kinh tuyến là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa
C. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm còn xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa
D. Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm
- Câu 13 : Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực khác nhau trên bản đồ:
A. không thể hoàn toàn chính xác như nhau
B. các địa điểm chính xác như nhau
C. các khu vực có độ chính xác gần như nhau
D. chỉ có khu vực được chiếu mới có độ chính xác
- Câu 14 : Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động:
A. Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
B. Tự quay quanh trục của Trái Đất
C. Xung quanh các hành tinh khác của Trái Đất
D. Tịnh tiến của Trái Đất
- Câu 15 : Trong năm khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là:
A. Cực
B. Xích đạo
C. Vòng cực
D. Chí tuyến
- Câu 16 : Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban đêm:
A. Dài nhất
B. Ngắn nhất
C. Bằng ban ngày
D. Không xác định được
- Câu 17 : Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?
A. Ở 2 cực
B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực
C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến
D. Các địa điểm nằm trên xích đạo
- Câu 18 : Địa hình do băng tạo ra gọi là:
A. Địa hình băng tích
B. Địa hình bậc thềm
C. Địa hình thổi mòn
D. Địa hình vách biển
- Câu 19 : Hiện tượng nào dưới đây không thuộc biểu hiện của ngoại lực là:
A. Gió thổi
B. Mưa rơi
C. Quang hợp
D. Phun trào mắcma
- Câu 20 : Không khí chứa nhiều hơi nước và làm khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng
A. áp thấp ôn đới
B. áp cao cận cực
C. áp cao chí tuyến
D. áp thấp xích đạo
- Câu 21 : Các đối tượng địa lí thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu:
A. Các đường ranh giới hành chính
B. Các hòn đảo
C. Các điểm dân cư
D. Các dãy núi
- Câu 22 : Phép chiếu thường dùng để vẽ vùng khu vực quanh cực là:
A. Phép chiếu phương vị
B. Phép chiếu hình nón
C. Phép chiếu hình trụ
D. Phép chiếu hình trụ đứng
- Câu 23 : Trong phép chiếu hình trụ đứng, mặt chiếu lag một hình trụ bao quanh:
A. xích đạo
B. quả Địa Cầu
C. vùng cực
D. chí tuyến
- Câu 24 : Thiên hà là:
A. một tập hợp gồm nhiều giải ngân hà trong vũ trụ
B. một tập hợp của nhiều hệ Mặt Trời
C. khoảng không gian vô tận còn được gọi là vũ trụ
D. một tập hợp của rất nhiều Thiên thể cùng với bụi khí và bức xạ điện từ
- Câu 25 : Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày:
A. Dài nhất
B. Ngắn nhất
C. Bằng ban ngày
D. Không xác định được
- Câu 26 : Nơi quanh năm có ngày đêm bằng nhau:
A. Xích đạo
B. Chí tuyến
C. Ôn đới
D. Vòng cực
- Câu 27 : Một năm trên Trái Đất có độ dài so với một năm trên Thuỷ Tinh là:
A. Bằng nhau
B. Dài gấp khoảng 3 lần
C. Dài gấp khoảng 4 lần
D. Ngắn hơn
- Câu 28 : Quá trình hòa tan và tạo thành những dạng địa hình khác nhau ở trên mặt đất và ở dưới sâu, được gọi là:
A. quá trình oxi hóa
B. quá trình ăn mòn
C. quá trình cacxto
D. quá trình mài mòn
- Câu 29 : Những vùng nhận được lượng nhiệt lớn là những vùng có:
A. Góc nhập xạ lớn
B. Góc nhập xạ bé
C. Góc nhập xạ trung bình
D. Góc nhập xạ rất nhỏ
- Câu 30 : Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện:
A. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
B. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
C. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
D. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
- Câu 31 : Phép chiếu hình bản đồ là:
A. Biểu thị mặt cong lên một mặt phẳng của giấy vẽ
B. Biểu thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng giấy vẽ
C. Biểu thị mặt phẳng lên một mặt phẳng của giấy vẽ
D. Biểu thị mặt phẳng lên một mặt cong của giấy vẽ
- Câu 32 : Tính chính xác trong phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm:
A. Tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao
B. Cao ở vòng cực và giảm dần về 2 phía
C. Cao ở 2 cực và giảm dần về các vĩ độ thấp hơn
D. Không đổi trên toàn bộ lãnh thổ thể hiện
- Câu 33 : Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có:
A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh
B. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất
C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh
D. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh
- Câu 34 : Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc vào ngày 22 – 6 là:
A. 90 độ
B. 99 độ
C. 60 độ
D. 66 độ 33’
- Câu 35 : Giờ địa phương là:
A. Giờ được quy định bởi khu vực đó
B. Giờ được quy định bởi các nước trên thế giới
C. Giờ nhận được ánh sáng ở nơi đó
D. Giờ được quy định bởi giờ gốc
- Câu 36 : Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành
A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam)
B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam)
C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc)
D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc)
- Câu 37 : Vật chất ở trong tầng manti trên ở trạng thái:
A. Lỏng
B. Đậm đặc
C. Rắn
D. Khí
- Câu 38 : Theo “thuyết trôi lục địa” thì nhận định nào sau đây không đúng:
A. Trái Đất đã có lúc là một đại lục duy nhất
B. Các lục địa, quần đảo, đảo… ngày nay là bộ phận của một lục địa khổng lồ trước kia
C. Các bộ phận lục địa đã có thời kì trôi dạt ở vị trí khác chứ không giống như hiện nay
D. Các lục địa bây giờ đã có từ trước nhưng đảo lộn vị trí cho nhau
- Câu 39 : Tầng bình lưu có đặc điểm khác với tầng lưu ở độ cao:
A. Không khí khô, ít hơi nước
B. Có chứa nhiều khí Ôzôn
C. Bảo vệ về mặt đất
D. Bảo vệ sự sống của con người
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập chương I
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 9 Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 42 Môi trường và sự phát triển bền vững
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 38 Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 34 Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới