Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 27 (có đáp án): Quá tr...
- Câu 1 : Thích nghi là
A. Khả năng của sinh vật có thể biến đổi hình thái, giải phẫu, sinh lí, phản ứng phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển
B. Khả năng của sinh vật có thể biến đổi kiểu gen phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển
C. Khả năng của sinh vật có một kiểu gen phù hợp với mọi điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển
D. Khả năng của sinh vật chỉ có thể biến đổi hình thái phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.
- Câu 2 : Thích nghi là khả năng của sinh vật có thể biến đổi
A. Hình thái cơ thể
B. Giải phẫu cơ thể
C. Sinh lí cơ thể
D. Cả A, B, C
- Câu 3 : Ba yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của quần thể sinh vật là
A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên
B. Đột biến, chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
C. Chọn lọc, giao phối và phát tán
D. Đột biến, phát tán và chọn lọc ngẫu nhiên
- Câu 4 : Theo Di truyền học hiện đại nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là
A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên
B. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên
C. Đột biến, chọn lọc tự nhiên, cách ly
D. Đột biến, chọn lọc tự nhiên, cách ly và phân ly tính trạng
- Câu 5 : Nhân tố tiến hóa tác động trực tiếp lên sự hình thành quần thể thích nghi là
A. Giao phối
B. Đột biến
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Di nhập gen
- Câu 6 : CLTN không có vai trò nào sau đây trong quá trình hình thành quần thể thích nghi?
A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi
B. Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen qui định các đặc điểm thích nghi
C. Làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thich nghi tồn tại sẵn trong quần thể
D. Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi
- Câu 7 : Sự hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố sau đây:
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
- Câu 8 : Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài nào?
A. Những loài có khả năng sinh sản thấp, thời gian thế hệ dài
B. Những loài có khả năng sinh sản thấp, thời gian thế hệ ngắn
C. Những loài có khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ ngắn
D. Những loài có khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ dài
- Câu 9 : Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài có hệ gen như thế nào?
A. Hệ gen lưỡng bội
B. Hệ gen đơn bội
C. Hệ gen đa bội
D. Hệ gen lệch bội
- Câu 10 : Sự hình thành một đặc điểm thích nghi ở sinh vật liên quan với gen như thế nào?
A. Không chỉ liên quan đến một alen nào đó mà còn là kết quả của sự kiên định một tổ hợp gen thích nghi
B. Chỉ liên quan với một alen lặn
C. Chỉ liên quan với sự kiên định một tổ hợp gen thích nghi
D. Chỉ liên quan với một alen trội
- Câu 11 : Trong lịch sử tiến hóa, các loài xuất hiện sau có đặc điểm hợp lí hơn các loài xuất hiện trước vì
A. CLTN đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại các dạng thích nghi nhất
B. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện
C. Vốn gen đa hình giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống hơn
D. Các loài xuất hiện sau thường tiến hóa hơn
- Câu 12 : Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước là do
A. Áp lực của chọn lọc thường diễn ra theo hướng tăng dần trong điều kiện tự nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi cũ, chỉ giữa lại những dạng mới
C. Sinh vật dễ dàng thay đổi khi điều kiện sống thay đổi
D. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động nên các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả khi hoàn cảnh sống ổn định
- Câu 13 : Câu nào sau đây giải thích vì sao vi khuẩn kí sinh tiến hóa nhanh hơn vật chủ của nó
A. Vi khuẩn có thời gian thế hệ ngắn
B. Ở vi khuẩn, alen đột biến khó biểu hiện thành kiểu hình do tồn tại ở trạng thái dị hợp
C. Vi khuẩn sinh sản hữu tính
D. Vi khuẩn thiếu AND
- Câu 14 : Người ta đã dùng một loại thuốc xịt muỗi mới để diệt muỗi. Việc xịt muỗi được lặp lại vài tháng một lần. Lần xịt đầu tiên đã diệt được gần như hết các con muỗi nhưng sau đó thì quần thể muỗi cứ tăng dần kích thước. Mỗi lần xịt sau đó chỉ diệt được rất ít muỗi. Điều nào sau đây giải thích đúng nhất về những điều đã xảy ra?
A. Sau khi xịt muỗi, đột biến làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể
B. Việc xịt muỗi gây ra sự chọn lọc, từ đó làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể
C. Loài muỗi mới có khả năng kháng thuốc đã di cư tới vùng đó thay thế cho loài đã bị diệt
D. Thuốc diệt muỗi đã tác động tới ADN của muỗi để tạo nên muỗi có gen kháng thuốc
- Câu 15 : Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lý các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lý đầu tiên, tỉ lệ sống sót của dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0-100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT
A. Chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT
B. Là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT
C. Không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể
D. Liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước
- Câu 16 : Trong việc sử dụng DDT để diệt ruồi muỗi, khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến
A. Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng dù cao hay thấp đều sẽ bị đào thải
B. Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao sẽ bị đào thải
C. Áp lực chọn lọc càng mạnh làm cho kiểu gen có sức đề kháng cao hơn nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề kháng kém hơn
D. Áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ thay thế các kiểu gen có sức đề kháng cao hơn
- Câu 17 : Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì
A. Khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc
B. Thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc
C. Thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc
D. Thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó
- Câu 18 : Hiện tượng đa hình cân bằng có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
A. Gồm các đột biến trung tính
B. Không một dạng nào có ưu thế trội hơn hẳn
C. Ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen
D. Tất cả các ý trên
- Câu 19 : Nội dung nào đúng với hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể:
A. 1,2,4
B. 1,2,3
C. 2,3,4
D. 1,3,4
- Câu 20 : Tính chất biểu hiện của đặc điểm thích nghi như thế nào?
A. Hợp lí (hoàn hảo) một cách tuyệt đối
B. Hợp lí (hoàn hảo) một cách tương đối
C. Luôn phù hợp với sự thay đổi của điều kiện sống
D. Đặc trưng cho mỗi quần thể
- Câu 21 : Các đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ mang tính?
A. Hợp lí tuyệt đối
B. Không thay đổi
C. Hợp lí tương đối
D. Đặc trưng
- Câu 22 : Ở người, tỉ lệ các nhóm máu A, B, AB, O là đặc trưng và ổn định cho từng quần thể là ví dụ về hiện tượng nào?
A. Đa hình cân bằng của quần thể
B. Ưu thế lai
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Tương tác gen
- Câu 23 : Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc. Điều này có thể giải thích dựa vào lý do nào sau đây?
A. Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối
B. Khả năng thích nghi của sâu hại khi môi trường sống thay đổi
C. Khả năng thích ứng trực tiếp bằng các đột biến mới xuất hiện
D. Bản thân chúng có khả năng thích ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường
- Câu 24 : Vì sao không dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều cao chúng ta cũng không hy vọng tiêu diêt được toàn bộ sâu bọ cùng một lúc? Vì sao phải dùng các loại thuốc này với liều lượng thích hợp?
A. Quần thể không có vốn gen đa dạng nên khi hoàn cảnh thay đổi, sinh vật sẽ dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt do không có tiềm năng thích ứng
B. Quần thể có vốn gen đa dạng nên khi hoàn cảnh thay đổi, sinh vật sẽ rất khó bị tiêu diệt hàng loạt do có tiềm năng thích ứng
C. Khi áp lực chọn lọc càng mạnh,càng tạo điều kiện cho việc xuất hiện các đột biến mới giúp sâu bọ đều kháng thuốc tốt hơn với thuốc
D. Khi áp lực chọn lọc càng mạnh,càng tạo điều kiện tiêu diệt loài cũ và làm xuất hiện loài mới thích nghi cao hơn
- Câu 25 : Điều nào không đúng đối với sự hợp lí (hoàn hảo) tương đối của các đặc điểm thích nghi?
A. Trong lịch sử, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn những sinh vật xuất hiện trước
B. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, do đó các đặc điểm thích nghi luôn được hoàn thiện
C. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn
D. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp
- Câu 26 : Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối vì?
A. Khi môi trường thay đổi thì đặc điểm thích nghi có thể trở nên bất hợp lí, thậm chí có hại
B. Mỗi đặc điểm thích nghi có thể phù hợp với toàn bộ yếu tố môi trường
C. Đặc điểm thích nghi của loài này được loài khác bắt chước
D. Đặc điểm thích nghi được không được di truyền cho các thế hệ sau
- Câu 27 : Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ cá thể mang gen kháng thuốc trong quần thể sau có thể tăng lên gấp 500 lần, do đó để hạn chế tác hại cho môi trường, người ta cần nghiên cứu theo hướng
A. Chuyển gen gây bệnh cho sâu
B. Chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng
C. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
D. Nuôi nhiều chim ăn sâu
- Câu 28 : Ngày nay người ta khuyến cáo hạn chế sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng hóa học, vậy hướng bảo vệ thực vật thay thế là
A. Sử dụng các chế phẩm sinh học
B. Sử dụng thiên địch
C. Chuyển gen kháng bệnh
D. Cả ba ý trên
- Câu 29 : Trong quá trình hình thành loài thì nhân tố nào sau đây có vai trò làm tăng cường, củng cố sự phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể hoặc các nhóm cá thể
A. Các cơ chế cách ly
B. Giao phối ngẫu nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Yếu tố ngẫu nhiên
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen