30 bài tập Các vùng kinh tế trọng điểm mức độ khó
- Câu 1 : Điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng ngành nông - lâm – thủy sản của vùng tuy còn cao nhưng thấp hơn cả nước
B Tốc độ tăng trưởng chậm hơn hai vùng phía Bắc và phía Nam.
C Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
D Đóng góp cho GDP cả nước thấp hơn nhiều so với vùng phía Bắc và phía Nam.
- Câu 2 : Hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải là
A Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.
B Đầu tư vào các ngành công nghệ cao.
C Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
D Hạn chế việc phát triển công nghiệp khai thác để bảo vệ môi trường.
- Câu 3 : Điểm khác biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là có
A vị trí thuận lợi, có cửa ngõ thông ra biển.
B nhiều ngành công nghiệp truyền thống.
C nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.
D mạng lưới giao thông vận tải hiện đại.
- Câu 4 : Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước nhằm mục đích:
A giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng kinh tế.
B hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm.
C quy hoạch lại nền sản xuất cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.
D phát huy thế mạnh từng vùng và hội nhập với thế giới.
- Câu 5 : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam đều có chung thế mạnh nào sau đây?
A Có tuyến giao thông huyết mạch nối với cảng.
B Lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất cả nước
C Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước
D Lao động không đông nhưng có trình độ cao.
- Câu 6 : Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta?
A Nguồn lao động dồi dào, sớm tiếp cận kinh tế thị trường.
B Được bổ sung nguồn nguyên liệu dồi dào ở các vùng khác.
C Tài nguyên tự nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí.
D Các thế mạnh của vùng khai thác chưa đạt hiệu quả cao.
- Câu 7 : Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong việc phát triển kinh tế so vói 2 vùng kinh tế trọng điểm còn lại là
A có các tuyến giao thông huyết mạch nối với cảng.
B lao động đông lại sớm tiếp cận kinh tế thị trường.
C kế thừa phát triển ngành công nghiệp truyền thống.
D đẩy mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển
- Câu 8 : GDP bình quân đầu người của tất cả các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2007 đều ở mức?
A Trên 6 triệu đồng.
B Trên 10 triệu đồng.
C Trên 15 triệu đồng.
D Trên 20 triệu đồng.
- Câu 9 : Các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung, phía Nam của nước ta đều có sự giống nhau về
A nền kinh tế hàng hóa phát triển rất sớm.
B các thế mạnh phát triển được hội tụ đầy đủ.
C lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời.
D cơ sở vật chất kĩ thuật rất tốt và đồng bộ.
- Câu 10 : Tỉnh duy nhất của vùng Bắc Trung Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:
A Thừa thiên Huế
B Nghệ An
C Quảng Trị
D Hà Tĩnh
- Câu 11 : Ba đỉnh của tam giác tăng trưởng vùng KTTĐ phía Bắc là
A Hà Nội - Hải Phòng- Lạng Sơn
B Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh
C Hà Nội - Hải Phòng – Nam Định
D Hà Nội – Thái Nguyên - Hải Phòng
- Câu 12 : Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:
A tạo ra nhiều nông sản để phục vụ xuất khẩu.
B tăng các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao.
C đẩy mạnh phát triển các cây trồng trong vụ đông.
D phù hợp với các thế mạnh về tự nhiên của vùng.
- Câu 13 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Vùng có tỉnh GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh đạt trên 50 triệu/ người là:
A Vùng KTTĐ phía Bắc và phía Nam
B Vùng KTTĐ phía Bắc
C Vùng KTTĐ phía Nam
D Vùng KTTĐ miền Trung
- Câu 14 : Thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
A khai thác khoáng sản.
B khai thác lâm sản.
C vị trí trung chuyển Bắc - Nam.
D khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng.
- Câu 15 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Năm 2007, vùng KTTĐ có tỷ trọng ngành Dịch vụ cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng đó là:
A Phía Bắc
B Phía Nam
C Miền Trung
D Cả vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ phía Nam
- Câu 16 : Trong định hướng phát triển lĩnh vực dịch vụ, cả ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta đều chú trọng phát triển các ngành
A thương mại, du lịch.
B tài chính, ngân hàng
C thương mại, tín dụng.
D công nghiệp trọng điểm.
- Câu 17 : Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
A lao động có trình độ chuyên môn cao
B Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa
C Cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ.
D Tài nguyên khí hậu
- Câu 18 : Phát biểu nào sau đây không đúng về vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của nước ta?
A Lao động đông đảo và có chất lượng cao.
B Có lịch sử lâu đời với văn minh lúa nước
C Có nền kinh tế hàng hóa phát triển lâu đời.
D Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm.
- Câu 19 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết các trung tâm công nghiệp nào ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị sản xuất dưới 9 nghìn tỉ đồng
A Hà Nội, Cẩm Phả, Hải Phòng.
B Hải Dương, Hưng Yên, Cẩm Phả.
C Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên.
D Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh
- Câu 20 : Phát biểu nào sau đây không đúng về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta?
A Có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, đồng bộ.
B Được hình thành, phát triển từ lâu đời.
C Nền kinh tế hàng hóa phát triển từ sớm.
D Nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.
- Câu 21 : Xếp theo thứ tự ba vùng kinh tế trọng điểm có tỉ trọng GDP so với cả nước từ cao xuống thấp lần lượt là
A Phía Bắc, miền Trung, phía Nam
B Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.
C Nam, miền Trung, phía Bắc.
D Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.
- Câu 22 : Phát biểu nào sau đây không đúng về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của nước ta?
A Được hình thành từ lâu đời.
B Hội tụ được các thế mạnh.
C Ranh giới có sự điều chỉnh.
D Cơ cấu ngành có thay đổi.
- Câu 23 : Vấn đề cần tập trung giải quyết liên quan đến việc phát triển nông nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là
A phát triển và nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi truyền thống của vùng
B hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn, đầu tư các cơ sở chế biến.
C giữ vững và tăng cường mở rộng diện tích đất canh tác hiện có của vùng
D chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
- Câu 24 : Điểm khác biệt giữa vùng kinh tế trọng điểm phía nam so với các vùng kinh tế trọng điểm khác là
A Có số lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhiều nhất.
B Được hình thành từ rất sớm và có nền kinh tế thị trường phát triển.
C Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và trình độ kinh tế cao nhất.
D Quy hoạch số lượng các tỉnh, thành và ranh giới thay đổi liên tục
- Câu 25 : Điểm giống nhau cơ bản giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A có thế mạnh hàng đầu trong khai thác tổng hợp kinh tế biển.
B nguồn lao động dồi dào, có chất lượng cao hàng đầu cả nước
C có các ngành công nghiệp ra đời và phát triển rất sớm.
D trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước
- Câu 26 : Trong 3 vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có:
A Diện tích nhỏ nhất
B Dân số lớn nhất
C Lịch sử khai thác lâu đời nhất
D Ít tỉnh, thành phố nhất
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)