30 bài tập Lao động và việc làm mức độ dễ
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chủ yếu của nguồn lao động nước ta?
A Tính kỉ luật của người lao động rất cao.
B Chất lượng ngày càng được nâng lên.
C Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
D Lực lượng lao động trình độ cao còn ít.
- Câu 2 : Phân công lao động xã hội của nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do :
A Năng suất lao động thấp, quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết.
B Dân cư phân bố không đồng đều
C Dân số đông, tỉ lệ thiếu việc làm cao
D Nền kinh tế phát triển chậm
- Câu 3 : Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A Giáo dục, văn hóa và y tế phát triển.
B Nhiều dân tộc, lao động dồi dào.
C Dân số đông, gia tăng nhanh.
D Các đô thị có nhiều lao động kỹ thuật.
- Câu 4 : Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta chính là
A phân bố lại lao động trên quy mô cả nước.
B đẩy mạnh phát triển các hoạt động tiểu thủ công nghiệp
C đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
D xây dựng các nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động.
- Câu 5 : Mỗi năm nước ta đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới là nhờ
A trình độ người lao động nâng lên
B đô thị hoá tăng nhanh, tạo nhiều việc làm
C sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế, ngành sản xuất, dịch vụ
D mở cửa hội nhập, nước ta gia nhập WTO
- Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay
A Có tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động cao
B chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên
C tỉ lệ lao động trẻ cao, có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật
D có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm - thuỷ sản
- Câu 7 : Nguyên nhân chủ yếu làm cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế nước ta đang có sự thay đổi mạnh mẽ là do
A tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và quá trình đổi mới
B tác động của quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực
C tác động của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
D tác động của quá trình di dân từ nông thôn lên đô thị
- Câu 8 : Việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta vì
A kinh tế chậm phát triển, việc làm ít.
B tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn gay gắt.
C nhu cầu việc làm cao.
D đào tạo lao động còn nhiều bất cập, lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
- Câu 9 : Nguồn lao động nước ta có đặc điểm:
A dồi dào nhưng không có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
B trình độ cao, có tác phong công nghiệp.
C dồi dào nhưng lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.
D trình độ cao, năng động, sáng tạo.
- Câu 10 : Phát biểu nào sau đây không đúng với mặt hạn chế cơ cấu sử dụng lao động nước ta:
A Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
B Phân công lao động xã hội chuyển biến nhanh.
C Quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng triệt để.
D Năng suất lao động xã hội còn thấp.
- Câu 11 : Khu vực có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là :
A Nông, lâm,ngư nghiệp.
B Dịch vụ.
C Công nghiệp.
D Xây dựng.
- Câu 12 : Trong cơ cấu lao động đã qua đào tạo, chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
A Sơ cấp.
B Trung cấp chuyên nghiệp.
C Cao đẳng.
D Đại học và sau đại học
- Câu 13 : Hạn chế của lao động Việt Nam là:
A Đông và tăng nhanh.
B Cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm.
C Chất lượng ngày càng được nâng cao.
D Thiếu tác phong công nghiệp.
- Câu 14 : Năng suất lao động trong ngành đánh bắt thủy sản nước ta còn thấp chủ yếu do
A phương tiện đánh bắt còn lạc hậu, chậm đổi mới.
B đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, thời gian đánh bắt dài.
C ngư dân còn thiếu kinh nghiệm đánh bắt.
D hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc.
- Câu 15 : Đặc điểm nào vừa là thế mạnh, vừa là hạn chế của lao động Việt Nam:
A Chất lượng được cải thiện.
B Đông và tăng nhanh.
C Giàu kinh nghiệm sản xuất.
D Phân bố lao động không đồng đều.
- Câu 16 : Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm nguồn lao động nước ta?
A Chất lượng lao động ngày càng tăng.
B Lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
C Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật đông đảo.
D Người lao động cần cù và sáng tạo.
- Câu 17 : Việc làm được đánh giá là:
A Vấn đề kinh tế xã hội cần giải quyết.
B Vấn đề kinh tế xã hội đáng quan tâm.
C Vấn đề kinh tế xã hội lớn và diễn ra gay gắt.
D Vấn đề kinh tế xã hội nổi bật.
- Câu 18 : Năng suất lao động trong ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta còn thấp do
A nguồn lợi thủy sản ngày càng bị suy giảm.
B công nghiệp chế biến còn chậm phát triển.
C người dân chưa có nhiều kinh nghiệm đánh bắt.
D phương tiện đánh bắt còn lạc hậu, chậm đổi mới.
- Câu 19 : Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (thống kê năm 2005), lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về khu vực:
A Kinh tế Nhà nước
B Kinh tế ngoài Nhà nước
C Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
D Kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)