30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ dễ
- Câu 1 : Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen
A Các gen không alen cùng nằm trên một NST đồng dạng, liện kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh
B Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST đồng dạng, phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân và thụ tinh
C Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST đồng dạng, sau khi hoán đổi vị trí do trao đổi chéo sẽ phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh
D Các gen không alen có cùng locut trên cặp NST đồng dạng, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh
- Câu 2 : Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa:
A Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống
B Tạo biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới
C Tạo điều kiện cho các gen quý trên 2 NST đồng dạng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau
D Đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý và hạn chế biến dị tổ hợp
- Câu 3 : Số nhóm liên kết ở mỗi loài trong tự nhiên thường ứng vơi:
A số NST trong bộ NST lưỡng bội
B số NST trong bộ NST đơn bội
C Số NST thường trong bộ NST đơn bội
D số NST thường trong bộ NST lưỡng bội
- Câu 4 : Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là
A 4
B 6
C 2
D 8
- Câu 5 : Hiện tượng liên kết gen có đặc điểm:
A Hạn chế sự biến dị tổ hợp
B Không đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng
C Khi lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản thì kết quả ở F2 tương tự như trong kết quả lai một tính của Menđen
D tất cả đều đúng
- Câu 6 : Nội dung dưới đây không đúng trong trường hợp liên kết gen:
A Do gen nhiều hơn NST nên trên một NST phải mang nhiều gen
B Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào tạo thành nhóm gen liên kết
C Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng và hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
D Giúp xác định vị trí từng gen không alen trên NST qua đó lập bản đồ gen
- Câu 7 : Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, hiện tượng tiếp hợp và trao chéo giữa các crômatit của các cặp NST tương đồng xảy ra ở:
A Kì đầu của giảm phân thứ II
B Kì giữa của giảm phân thứ I
C Kì sau giảm phân thứ I
D Kì đầu của giảm phân thứ I
- Câu 8 : Trong tự nhiên ở những đối tượng nào dưới đây hiện tượng hoán vị gen chỉ có thể xảy ra ở một trong hai giới
A ruồi giấm
B đậu Hà lan
C bướm tằm
D A và C đúng
- Câu 9 : Liên kết gen hoàn toàn làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp vì liên kết gen hoàn toàn:
A làm số loại giao tử sinh ra ít đi
B đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng
C không làm xuất hiện tính trạng mới
D làm giảm số kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và cái
- Câu 10 : Hoán vị gen là:
A trường hợp hai gen cùng locut đổi chỗ cho nhau
B trường hợp hai alen cùng cặp đổi chỗ trên cặp NST tương đồng khi xảy ra trao đổi đoạn NST.
C trường hợp hai cặp alen đổi chỗ trên các cặp NST tương đồng
D trường hợp các gen trên cùng 1 NST đổi chỗ cho nhau khi giảm phân tạo giao tử
- Câu 11 : Điều kiện để tần số hoán vị gen đạt 50% là:
A khoảng cách giữa hai gen là 50cM
B 100% số tế bào xảy ra hoán vị gen
C 50% số tế bào xảy ra hoán vị gen
D tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị bằng tỉ lệ giao tử mang gen liên kết
- Câu 12 : Việc lập bản đồ gen dựa vào kết quả nào sau đây?
A đột biến chuyển đoạn NST, từ đó suy ra vị trí các gen
B tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2
C sự phân li và tổ hợp tự do ngẫu nhiên của các gen trong giảm phân
D tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên NST
- Câu 13 : Đối với hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết không hoàn toàn thì số kiểu gen tối đa có thể có từ sự tổ hợp giữa các gen trên là:
A 9
B 10
C 4
D 6
- Câu 14 : Cá thể có kiểu gen \(\frac{{ABD}}{{abd}}\)khi giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa A và B với tần số 40% sẽ tạo tỉ lệ giao tử là:
A ABD = abd = 30%; ABd = abD = 20%
B ABD = abd = 40%; Abd = aBD = 10%
C ABD = abd = 30%; Abd = aBD = 20%
D ABD = abd = 30%; ABd = abD = 20%
- Câu 15 : Những đặc điểm của ruồi giấm thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền là:
A 1, 3
B 1, 2, 3
C 1, 2
D 2, 3
- Câu 16 : Xét các kết luận sau:
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 17 : Morgan phát hiện ra quy luật liên kết gen nhờ phép lai:
A 1, 3
B 1, 2
C 3, 4
D 2, 3
- Câu 18 : Cá thể mang kiểu gen \(Aa\frac{{De}}{{de}}\) tối đa cho bao nhiêu loại giao tử nếu không xảy ra hoán vị gen ?
A 2
B 8
C 4
D 1
- Câu 19 : Cho các cá thể có kiểu gen:\(\left( 1 \right)\frac{{AB}}{{AB}};\left( 2 \right)\frac{{AB}}{{ab}};\left( 3 \right)\frac{{Ab}}{{aB}};\left( 4 \right)\frac{{ABD}}{{abd}};\left( 5 \right)\frac{{Ab}}{{ab}}\) Có bao nhiêu cá thể khi giảm phân có thể xảy ra hoán vị gen ?
A 2
B 3
C 5
D 4
- Câu 20 : Trong trường hợp liên kết hoàn toàn và mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn thì phép lai nào sau đây sẽ cho số loại kiểu hình nhiều nhất?
A \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)
B \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
C \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)
D \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen