30 bài tập Tình hình các nước tư bản chủ nghĩa giữ...
- Câu 1 : Theo hệ thống Véc xai- Oa sinh tơn, các nước tư bản................thu được nhiều lợi lộc
A Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản
B Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha
C Mĩ, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha
D Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan
- Câu 2 : Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích
A Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước
B Hợp tác phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội
C Duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh
D Phân chia quyền lợi của các nước thắng trận
- Câu 3 : Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ vào thời gian nào? Ở đâu?
A Tháng 10 – 1929, Anh
B Tháng 12 – 1929, Pháp
C Tháng 10-1929, Mĩ
D Tháng 11 – 1929, Đức
- Câu 4 : Hội nghị hòa bình ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn được diễn ra lần lượt vào các khoảng thời gian nào?
A 1919 – 1920 và 1921 - 1922
B Đều là 1919 - 1920
C Đều là 1921 - 1922
D 1919 – 1921 và 1921 - 1922
- Câu 5 : Một bên là Mĩ, Anh ,Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của
A Xung đột mâu thuẫn
B Sự tan rã của trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn
C Một cuộc chiến tranh lạnh
D Một cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
- Câu 6 : Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929-1933) của các nước Anh , Pháp, Mĩ như thế nào?
A Phát xít hóa bộ máy nhà nước , gây chiến tranh xâm lược các nước thuộc địa
B Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội và đổi mới quá trình quản lí , tổ chức sản xuất
C Tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới
D Sử dụng các biện pháp cũ
- Câu 7 : Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929-1933) của các nước Đức , Italia , Nhật Bản là:
A Thiết lập các chế độ độc tài phát xít gây chiến tranh
B Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội
C Tiêu hủy hàng hóa và giữ vững giá thị trường
D Hiệp thương với Anh , Pháp, Mĩ để giải quyết khủng hoảng
- Câu 8 : Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 diễn ra trầm trọng nhất vào thời gian nào?
A Năm 1929
B Năm 1930
C Năm 1932
D Năm 1931
- Câu 9 : Mục đích của Hội nghị Hòa bình Vécxai (1919 – 1920) và Oasinh tơn (1921 - 1922) là
A kí kết Hòa ước và các Hiệp ước phân chia quyền lợi
B thiết lập một trật tự thế giới mới.
C thành lập tổ chức Liên hợp quốc
D phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
- Câu 10 : Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là trật tự
A Vecxai- Oasinhtơn.
B đa cực.
C đơn cực.
D hai cực Ianta.
- Câu 11 : Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực
A Xã hội
B Kinh tế
C Văn hóa
D Chính trị
- Câu 12 : Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích:
A Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.
B Hợp tác phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.
C Duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
D Phân chia quyền lợi của các nước thắng trận.
- Câu 13 : Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập đó là
A Mĩ, Anh, Pháp >< Đức, Ia-ta-l-a, Nhât Bản.
B Mĩ, Đức, Anh >< I-ta-li-a, Nhật, Pháp.
C Mĩ, I-ta-li-a, Nhật >< Anh, Pháp, Đức.
D Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a >< Anh, Pháp, Mĩ
- Câu 14 : Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã đặt ra yêu cầu gì đối với các nước tư bản?
A Buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình.
B Cải cách kinh tế - xã hội
C Phát xít hóa chế độ chính trị.
D Đổi mới quá trình quản lí và tổ chức sản xuất.
- Câu 15 : “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì
A Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau
B Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế
C Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng
D Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi
- Câu 16 : Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là do
A Giá cả đắ đỏ, người dân không mua được hàng hóa
B Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923
C Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929
D Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu
- Câu 17 : Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là
A công nhân thất nghiệp, nông dân bị mất ruộng đất.
B chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ chiến tranh.
C kinh tế của các nước tư bản bị tàn phá nặng nề.
D đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản.
- Câu 18 : Ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, dấu hiệu chứng tỏ quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng là
A sự hình thành các phe đối lập về quân sự.
B sự hình thành các phe đối lập về kinh tế.
C sự hình thành các phe đối lập về chính trị.
D sự tập trung lực lượng ở biên giới của nhau.
- Câu 19 : Việc giải quyết hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động gì đến quan hệ ngoại giao giữa các cường quốc tư bản?
A Tiếp tục con đường hòa bình.
B Tiếp tục con đường hợp tác.
C Chuyển biến ngày càng phức tạp.
D Tiếp tục con đường hợp tác, hữu nghị.
- Câu 20 : Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình thế giới đầu những năm 30 của thế kỉ XX là
A Quốc tế cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Mát-xcơ-va.
B Chủ nghĩa phát xít ra đời và lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản.
C Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
D thực dân Pháp tăng cường chính sách bóc lột ở các thuộc địa.
- Câu 21 : Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là
A Khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
B Khủng hoảng thiếu, diễn ra lâu nhất trong lịch sử các tư bản chủ nghĩa.
C Khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
D Khủng hoảng thừa diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
- Câu 22 : Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn được thiết lập phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
A Sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận
B Tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản.
C Sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi.
D Sự xác lập ách thống trị và nô dịch đối với các nước bại trận.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại