30 bài tập Quang hợp ở thực vật mức độ dễ
- Câu 1 : Quang hợp là
A Quá trình thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ (chất khoáng và H2O).
B Quá trình thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O).
C Quá trình thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O)..
D Quá trình thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzo) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O).
- Câu 2 : Vai trò nào dưới đây không phải là của quang hợp?
A Tích lũy năng lượng.
B Tạo chất hữu cơ.
C Cân bằng nhiệt độ môi trường.
D Điều hòa không khí.
- Câu 3 : Cơ quan của cây thực hiện quang hợp là
A Rễ
B thân,
C Lá
D
Cả A, B và C đúng.
- Câu 4 : Cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp ?
A Lá to dày , cứng
B Lá có dạng bản mỏng
C Lá có nhiều gân lá.
D Cả B và C đúng
- Câu 5 : Bào quan nào thực hiện chức năng quang hợp?
A Lục lạp.
B Lưới nội chất.
C Ti thể.
D Khí khổng.
- Câu 6 : Nhóm sắc tố nào là của thực vật bậc thấp?
A Nhóm sắc tố carôtenôit.
B Nhóm sắc tố phicôbilin
C Nhóm sắc tố clorôphyl.
D Cả A, B và C đúng.
- Câu 7 : Những cây lá có màu đỏ hoặc vàng có quang hợp hay không ? tại sao ?
A Không, vì không có chất diệp lục
B không, thực vật này không cần quang hợp
C có, do thực vật này quang hợp bằng sắc tố carotenoid
D Có, diệp lục bị các sắc tố carotenoid che khuất
- Câu 8 : Phát biểu nào dưới đây về quang hợp là không đúng ?
A Quang hợp tạo ra hầu như toàn bộ các chất hữu cơ trên trái đất
B Thực vật và một số vi sinh vật là các sinh vật quang tự dưỡng
C Cuộc sống con người và các sinh vật trên Trái đất phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình quang hợp.
D Thực vật là những sinh vật tiêu thụ bậc một trong chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái.
- Câu 9 : Lục lạp là bào quan có chức năng :
A Quang hợp
B Di truyền ngoài nhân
C Cung cấp ATP cho mọi hoạt động của tế bào sống
D A và B đúng.
- Câu 10 : Kim loại có mặt trong cấu trúc hóa học của diệp lục là
A Mg
B Fe
C Mn
D Cu
- Câu 11 : Cấu tạo nào của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng ?
A 1,3,4
B 1,2
C 2,3
D 2,3,4
- Câu 12 : Sắc tố carotenoit gồm có
A Diệp lục a và diệp lục b
B Caroten và xantophyl
C Phicobilin và xantophyl
D Antocyan và caroten
- Câu 13 : Mô tả nào dưới đây không đúng với khái niệm quang hợp ?
A Tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
B Tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng
C Đồng hóa carbon của cây xanh dưới tác dụng của ánh sáng
D Tạo ra các chất hữu cơ chỉ nhờ quang năng
- Câu 14 : Lục lạp có nhiều nhất ở
A Lá già
B Lá non
C Lá bánh tẻ
D Chồi non
- Câu 15 : Trong cấu trúc của lá lục lạp có nhiều ở
A Tế bào biểu bì trên
B Tế bào biểu bì dưới
C Tế bào mô giậu
D Mạch dẫn
- Câu 16 : Các chất hữu cơ của thực vật được hình thành từ chất nào ?
A Nitơ
B Mn
C Cácbônic.
D Các chất khoáng.
- Câu 17 : Về mặt chuyển hóa năng lượng, quang hợp là quá trình:
A Chuyển quang năng sang hóa năng
B Chuyển quang năng sang nhiệt năng
C Chuyển hóa năng sang quang năng
D
Chuyển nhiệt năng sang động năng
- Câu 18 : Sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật là:
A ATP, C6H12O6, O2, H2O.
B C6H12O6, O2, ATP.
C C6H12O6, O2, H2O.
D H2O, CO2.
- Câu 19 : Khi nói về tính chất của chất diệp lục, phát biểu nào sau đây sai?
A Hấp thụ ánh sáng ở vùng xanh tím và đỏ.
B Diệp lục a tham gia trực tiếp vào chuyển hóa năng lượng.
C Diệp lục hấp thụ ánh sáng màu xanh lục nên lá có màu lục.
D Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.
- Câu 20 : Nhờ đặc điểm nào mà tổng diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?
A
Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích liếp xúc lên nhiều lần.
B Do lá có bình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có bình khối.
C Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá.
D Do số lượng lục lạp trong lá quá lớn.
- Câu 21 : Nguyên tố nào là thành phần hoá học của clorophyl?
A
Sắt
B kẽm
C Magiê
D Đồng.
- Câu 22 : Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A
Chlorophyll a và chlorophyll b
B
Chlorophyll a và phycobilin.
C Chlorophyll a và xanthophyll
D Chlorophyll a và caroten
- Câu 23 : Ở thực vật bậc thấp, năng lượng ánh sáng được hấp thụ chủ yếu nhờ nhóm sắc tố nào?
A Carôtenit
B Antoxyan.
C Phicôbilin
D Clorophyl.
- Câu 24 : Sắc tố quang hợp (diệp lục) hòa tan hoàn toàn trong môi trường
A nước.
B muối NaCl.
C HCl.
D cồn 900.
- Câu 25 : Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ ?
A chuyển hóa năng lượng ở dạng hoá năng thành quang năng
B tổng hợp glucôzơ.
C Tiếp nhận CO2
D hấp thụ năng lượng ánh sáng.
- Câu 26 : Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là
A có khí khổng.
B có hệ gân lá.
C có lục lạp.
D diện tích bề mặt lớn.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước