Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 17 (có đáp án): Chiến t...
- Câu 1 : Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe Trục được hình thành gồm các nước
A. Pháp, Đức, Nhật Bản
B. Mĩ, Liên Xô, Pháp
C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản
D. Nhật Bản, Anh, Đức
- Câu 2 : Bản chất của phe Trục là liên minh của các nước
A. thực dân
B. phát xít
C. thuộc địa
D. tư bản dân chủ
- Câu 3 : Hoạt động chủ yếu mà các nước trong phe Trục tiến hành là gì?
A. Ra sức đầu tư nghiên cứu phát triển vũ khí mới để chuẩn bị cho chiến tranh
B. Tiến hành phát xít hóa toàn bộ hệ thống các thuộc địa trên khắp thế giới
C. Đẩy mạnh và mở rộng đầu tư ra nước ngoài ở những lĩnh vực thế mạnh của mình
D. Tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi
- Câu 4 : Phát xít Nhật chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc vào thời gian nào?
A. Năm 1930
B. Năm 1931
C. Năm 1932
D. Năm 1933
- Câu 5 : Nhật Bản mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc vào thời gian nào?
A. Năm 1936
B. Năm 1937
C. Năm 1938
D. Năm 1939
- Câu 6 : Năm 1935, phát xít I-ta-li-a tiến hành xâm lược nước nào ở châu Phi?
A. Tuy-ni-di
B. An-giê-ri
C. Xu-đăng
D. Ê-ti-ô-pi-a
- Câu 7 : Phát xít I-ta-li-a cùng với Đức tham chiến ở nước nào nhằm hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại Chính phủ Cộng hòa (1936 - 1939)?
A. Bồ Đào Nha
B. Tây Ban Nha
C. Hi Lạp
D. E-xtô-ni-a
- Câu 8 : Sau khi xé bỏ Hòa ước Vécxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?
A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu
B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô
C. Thành lập một nước ''Đại Đức" bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống trên thế giới
D. Thành lập một nước ''Đại Đức" bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu
- Câu 9 : Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, thái độ của Liên Xô đối với nước Đức như thế nào?
A. Coi nước Đức là đồng minh của mình
B. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất
C. Chuẩn bị lực lượng tuyên chiến với nước Đức
D. Không quan tâm đến các hành động của nước Đức
- Câu 10 : Liên Xô có chủ trương như thế nào với các nước tư bản khác trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới?
A. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp
B. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp
C. Tiến hành hợp tác với Mĩ để chống phát xít
D. Hợp tác chặt chẽ với các nước tư bản Anh, Pháp
- Câu 11 : Để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, Liên Xô chủ trương liên kết với các nước tư bản
A. Mĩ, Ai-xơ-len
B. Anh, Pháp
C. Bỉ, Hà Lan
D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
- Câu 12 : Liên Xô có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là thế lực quan trọng trong việc hợp tác để chống lại các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
B. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù rất nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với các nước phát xít
C. Lo ngại sự lớn mạnh và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít nên đã tiến hành nhân nhượng với các nước phát xít
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh
- Câu 13 : Những nước nào dưới đây đã thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít?
A. Mĩ, Anh
B. Anh, Liên Xô
C. Pháp, Mĩ
D. Anh, Pháp
- Câu 14 : Nước nào dưới đây đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh?
A. Mĩ
B. Liên Xô
C. Hà Lan
D. Thụy Điển
- Câu 15 : Thái độ của các nước tư bản Anh, Pháp đối với chủ trương liên kết chống phát xít của Liên Xô như thế nào?
A. Liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít
B. Thực hiện chính sách thù địch đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
C. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh
D. Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô
- Câu 16 : Nước ban hành Đạo luật trung lập (tháng 8 - 1935) là
A. Liên Xô
B. Mĩ
C. Anh
D. Pháp
- Câu 17 : Với Đạo luật trung lập (tháng 8 - 1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào
A. sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít
B. các sự kiện diễn ra ở châu Âu
C. các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ
D. cuộc chiến giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản
- Câu 18 : Nước sáp nhập vào lãnh thổ Đức (tháng 3 - 1938) là
A. Tiệp Khắc
B. Ban Lan
C. Áo
D. Hà Lan
- Câu 19 : Sau khi sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức (tháng 3 - 1938), Hít-le gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính
A. Ba Lan
B. Nam Tư
C. Tiệp Khắc
D. Áo
- Câu 20 : Xuy-đét thuộc chủ quyền của
A. Đức
B. Tiệp Khắc
C. Pháp
D. Ba Lan
- Câu 21 : Hít-le tiến hành thôn tính Tiệp Khắc bằng cách gì?
A. Cho máy bay ném bom, bắn phá Tiệp Khắc
B. Đưa quân đội sang tấn công Tiệp Khắc
C. Xúi giục các nước láng giềng gây chiến với Tiệp Khắc ở vùng Xuy-đét rồi nhân cơ hội đó nhảy vào chiếm Tiệp Khắc
D. Xúi giục các cư dân gốc Đức sinh sống ở vùng Xuy-đét nổi dậy đòi li khai rồi yêu cầuTiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy-đét
- Câu 22 : Hội nghị Muy-ních được triệu tập vào thời gian nào?
A. Tháng 8 - 1938
B. Tháng 9 - 1938
C. Tháng 10 - 1938
D. Tháng 11 - 1938
- Câu 23 : Ngày 29 - 9 - 1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của người đứng đầu các chính phủ
A. Pháp, Đức, Anh, Liên Xô
B. Đức, I-ta-li-a, Ba Lan, Pháp
C. Đức, Nam Tư, Anh, Pháp
D. Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a
- Câu 24 : Các nước nào dưới đây đã trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức?
A. Liên Xô, Mĩ
B. I-ta-li-a, Anh
C. Mĩ, Pháp
D. Anh, Pháp
- Câu 25 : Tại Hội nghị Muy-ních (tháng 9 - 1938), Anh, Pháp đã có động thái như thế nào?
A. Quyết định liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống lại Đức và I-ta-li-a
B. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để đổi lấy hòa bình
C. Tiếp tục nhân nhượng, trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức
D. Kêu gọi các nước liên minh với Pháp, Anh để chống lại phát xít Đức
- Câu 26 : Sau khi chiếm Xuy-đét, Hít-le thôn tính toàn bộ
A. Ba Lan
B. An-ba-ni
C. Tiệp Khắc
D. Áo
- Câu 27 : Sau khi thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, Hít-le đã
A. chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu
B. tiến hành đàm phán với Liên Xô để chống lại Anh và Pháp
C. đề nghị đàm phán với Anh, Pháp để chống lại Liên Xô
D. gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan
- Câu 28 : Trước khi khai chiến với Ba Lan, Đức đã đề nghị đàm phán với
A. Mĩ
B. Liên Xô
C. Pháp
D. Anh
- Câu 29 : Trước những hành động leo thang chuẩn bị chiến tranh xâm lược của Đức vào năm 1939, Liên Xô có chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Đối đầu trực tiếp với nước Đức
B. Sẵn sàng chiến đấu chống lại phát xít Đức
C. Kí với Đức bản Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau
D. Liên minh chặt chẽ với Anh, Pháp, Mĩ để chống lại Đức
- Câu 30 : Ngày 23 - 8 - 1939, Liên Xô kí kết với Đức hiệp ước gì?
A. Hiệp ước liên minh quân sự
B. Hiệp ước các nước thuộc phe Trục
C. Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau
D. Hiệp ước phòng thủ chung châu Âu
- Câu 31 : Lí do khiến Liên Xô chủ trương đàm phán với Đức (8/1939) là gì?
A. Để có đủ thời gian xây dựng và củng cố lực lượng chốnng lại các nước tư bản
B. Để tìm kiếm đồng minh chống lại các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
C. Để tập trung lực lượng tuyên chiến với phát xít Nhật ở châu Á
D. Để tránh một cuộc chiến tranh và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập
- Câu 32 : Rạng sáng ngày 1 - 9 - 1939, quân đội Đức tấn công
A. Đan Mạch
B. Hà Lan
C. Na Uy
D. Ba Lan
- Câu 33 : Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 - 1939, gắn với sự kiện mở đầu là
A. Đức tấn công Tiệp Khắc
B. quân đội Đức tấn công Ba Lan
C. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức
D. Đức tấn công Liên Xô
- Câu 34 : Quân đội Đức tấn công Ban Lan vào thời gian nào?
A. Tháng 7 - 1939
B. Tháng 8 - 1939
C. Tháng 9 - 1939
D. Tháng 10 - 1939
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại