Đề thi HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 trường...
- Câu 1 : Mùa bão ở nước ta từ tháng
A. 6 – 11
B. 5 – 12
C. 5 – 10
D. 7 – 12
- Câu 2 : Nguyên nhân nào sau đây được xem là chủ yếu ra sự gây mất cân bằng sinh thái môi trường ở nước ta?
A. Diện tích rừng bị thu hẹp.
B. Chất thải từ khu quần cư.
C. Hoạt động khai khoáng
D. Khí thải từ hoạt động giao thông.
- Câu 3 : Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình ở vùng
A. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
B. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc và Đông Bắc.
D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
- Câu 4 : Vùng đồng bằng nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn cát chảy cát bay?
A. Đồng bằng Sông Hồng.
B. Đồng bằng duyên hải Miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng Nam Bộ.
- Câu 5 : Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc
A. sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường
B. chống ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ tài nguyên rừng
C. phòng chống biến đổi khí hậu và chống ô nhiễm môi trường không khí
D. đảm bảo chất lượng môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết các dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung.
A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
B. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Con Voi, Tam Điệp
C. Bắc Sơn, Tam Đảo, Đông Triều, Con Voi
D. Sông Gâm, Ngân Sơn, Con Voi, Tam Đảo
- Câu 7 : Đặc điểm nào sau đây thể hiện Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
B. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích.
C. Đồi hình núi chiếm núi chiếm 1% diện tích.
D. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc –Đông Nam.
- Câu 8 : Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng là quy định về nguyên tắc quản lí
A. rừng phòng hộ
B. rừng đặc dụng.
C. rừng sản xuất.
D. rừng đầu nguồn.
- Câu 9 : So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có
A. ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
B. tính chất nhiệt đới giảm dần.
C. nhiều loại thực vật cận xích đạo hơn.
D. đồng bằng mở rộng hơn.
- Câu 10 : Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
A. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
B. có nhiều khối núi cao đồ sộ.
C. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
D. nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.
- Câu 11 : Nguyên nhân làm cho thiên nhiên vùng đồi núi phân hóa Đông - Tây rất phức tạp chủ yếu do tác động
A. gió mùa và độ cao địa hình.
B. độ cao địa hình và vị trí địa lí.
C. vị trí địa lí và hướng các dãy núi.
D. hướng các dãy núi và gió mùa.
- Câu 12 : Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
- Câu 13 : Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì
A. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.
B. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ
C. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
D. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
- Câu 14 : Cho biểu đồ:
A. Tỉ trọng dân số nông thôn có xu hướng giảm
B. Tỉ trọng dân số thành thị có xu hướng tăng
C. Tỉ trọng dân số nông thôn lớn hơn dân số thành thị
D. Tỉ trọng dân số thành thị và nông thong không thay đổi
- Câu 15 : Đâu là biểu hiện của cấu trúc địa hình nước ta đa dạng ?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Phần lớn địa hình là đồi núi.
C. Địa hình chịu tác động của con người.
D. Địa hình có tính phân tầng và có 2 hướng núi chính.
- Câu 16 : Đặc điểm không phù hợp với vùng đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Về mùa cạn, nước triều vào sâu làm nhiều vùng bị nhiễm mặn.
B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
C. Lũ lên nhanh và rút nhanh.
D. Thấp, bằng phẳng.
- Câu 17 : Vùng có đủ ba đai cao ở nước ta là
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
- Câu 18 : Căn cứ vào trang 9 của Atlat Địa lý Việt Nam, hãy cho biết nhận xét nào sau đay đúng với thời gian hoạt động của bão Việt Nam?
A. Thời gian có bão sớm nhất ở Bắc Trung Bộ
B. Thời gian có bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
C. Thời gian có bão chậm nhất ở Nam Trung Bộ
D. Thời gian có bão nhanh dần từ Bắc vào Nam
- Câu 19 : Năm 2014 tổng diện tích rừng nước ta là 13796,5 nghìn ha vậy độ che phủ rừng đạt bao nhiêu %? ( biết diện tích tự nhiên là 331.212km2)
A. 40%
B. 38%
C. 48%
D. 42%
- Câu 20 : Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước là do
A. có hệ thống đê ngăn lũ hai bên các sông.
B. thường xuyên bị ngập úng.
C. có địa hình tương đối cao và bị chia cắt.
D. có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt
- Câu 21 : Hiện nay ở nước ta rừng nghèo và rừng non mới phục hồi chiếm
A. 55% diện tích rừng.
B. 60% diện tích rừng.
C. 65% diện tích rừng.
D. 70% diện tích rừng.
- Câu 22 : Theo quy hoạch, ở vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng
A. 50-60%.
B. 60-70%.
C. 70-80%.
D. 80-90%
- Câu 23 : Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đặc điểm
A. sâu và hẹp
B. nông và rộng
C. sâu và rộng
D. nông và hẹp
- Câu 24 : Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở vùng nào
A. Đông Bắc.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Bắc.
- Câu 25 : Căn cứ vào trang 14 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
A. Lang Biang
B. Trà Bồng
C. Kon Ca Kinh
D. Ngọc Linh
- Câu 26 : Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách
A. áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông – lâm
B. tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
C. nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
D. đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.
- Câu 27 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào dưới đây không có gió Tây khô nóng?
A. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.
B. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
C. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
- Câu 28 : Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính chất cục bộ ở địa phương nhưng diễn ra thường xuyên và cũng gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân?
A. Ngập úng, lũ quét và hạn hán
B. Bão
C. Lốc, mưa đá, sương muối.
D. Động đất
- Câu 29 : Địa danh nào sau đây đúng với tên của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, độ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi
A. Đông Bắc.
B. Trường Sơn Nam
C. Trường Sơn Bắc.
D. Tây Bắc.
- Câu 30 : Cho bảng số liệu:Tốc độ tăng trưởng diện tích rừng trồng mới tạp trung phân theo loại rừng, giai đoạn 2005-2013 (đơn vị: %)
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đồ kết hợp.
- Câu 31 : Khí hậu mang tính nhiệt đới; mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình > 250C; độ ẩm thay đổi tùy nơi” là đặc điểm khí hậu của?
A. Phần lãnh thổ phía Bắc.
B. Đai nhiệt đới gió mùa
C. Phần lãnh thổ phía Nam
D. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Câu 32 : Các dải địa hình ở nhiều đồng bằng duyên hải miền Trung lần lượt từ đông sang tây thường là
A. Cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; đồng bằng đã được bồi tụ
B. Đầm phá, cồn cát; vùng thấp trũng; đồng bằng chân núi
C. Đồng bằng đã được bồi tụ; vùng trũng thấp; cồn cát, đầm phá
D. Cồn cát, đầm phá; đồng bằng đã được bồi tụ; vùng thấp trũng
- Câu 33 : Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là
A. cực Nam Trung Bộ.
B. các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.
C. các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.
D. đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 34 : “Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng núi
A. Trường Sơn Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Tây Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
- Câu 35 : Vùng Duyên hải miền Trung mưa nhiều vào thu - đông là do nằm ở sườn núi đón gió:
A. Tây Nam
B. Đông Nam
C. Đông Bắc
D. Lào
- Câu 36 : “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng
A. Trường Sơn Nam.
B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Trường Sơn Bắc
- Câu 37 : Sự phân hóa theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên
A. sinh vật, đất đai, sông ngòi
B. Sông ngòi, đất đai, khí hậu
C. khí hậu, đất đai, sông ngòi
D. khí hậu, đất đai, sinh vật
- Câu 38 : Căn cứ vào trang 13 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết miền Tây và Bắc Trung Bộ không có các cao nguyên nào sau đây
A. Tà Phinh
B. Sin Chãi
C. Kon Tum
D. Mộc Châu
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)