Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - THPT Lê...
- Câu 1 : Loài A có bộ NST 2n = 14. Xác định số tâm động, số crômatit, số NST đơn, số NST kép ở kỳ giữa của nguyên phân lần lượt là
A. 14, 0, 28, 14.
B. 14, 28, 0, 14.
C. 28, 0, 14, 14.
D. 14, 28, 14, 0.
- Câu 2 : Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Giải thích nào sau đây là hợp lí ?
A. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn.
B. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
C. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến.
D. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.
- Câu 3 : Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân ly, các nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ NST là:
A. 2n + 2 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 2 - 1.
B. 2n + 1 - 1 và 2n - 2 - 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 1 + 1.
C. 2n + 1 + 1 và 2n - 1 - 1 hoặc 2n + 1 - 1 và 2n - 1 + 1.
D. 2n + 1 + 1 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 và 2n - 1 - 1.
- Câu 4 : Các thể lệch bội nào sau đây hiếm được tạo thành hơn ?
A. Thể không và thể một.
B. Thể không và thể ba.
C. Thể không và thể bốn.
D. Thể một và thể ba.
- Câu 5 : Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau:(1): ABGEDCHI
A. 1→2→4→3.
B. 3→1→2→4.
C. 2→4→3→1.
D. 2→1→3→4.
- Câu 6 : Khi nghiên cứu NST của một cá thể sinh vật, người ta nhận thấy xuất hiện đột biến NST trong đó trình tự của NST cá thể nghiên cứu là ABCDE*GHIKL, trong khi trình tự NST của loài nói trên là ABCDEF*GHIKL. Theo anh chị dạng đột biến trên có vai trò:
A. Thường không gây hậu quả nghiêm trọng, chúng tạo điều kiện cho các biến đổi gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
B. Thường làm mất cân bằng các gen nên thường gây chết đối với thể đột biến, thường dùng để loại bỏ các gen không mong muốn ra khỏi NST.
C. Tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa, đặc biệt nếu quá trình trên được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới hình thành loài mới.
D. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
- Câu 7 : Có 8 tế bào cùng loài nguyên phân số đợt bằng nhau, cần môi trường nội bào cung cấp 1344 NST đơn. Số NST chứa trong các tế bào con sinh ra trong đợt nguyên phân cuối cùng bằng 1536. Xác định số lượng NST trong bộ lưỡng bộ của loài trên.
A. 2n = 8.
B. 2n = 12.
C. 2n = 24.
D. 2n = 46.
- Câu 8 : Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng
A. thời gian kì trung gian.
B. thời gian của quá trình nguyên phân.
C. thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp.
D. thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân.
- Câu 9 : Dưới đây có bao nhiêu hiện tượng xảy ra ở kỳ đầu của nguyên phân ?1. Màng nhân mờ dần rồi tiêu biến đi.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 10 : Thoi phân bào được hình thành theo nguyên tắc
A. từ hai cực của tế bào lan vào giữa.
B. chi hình thành ở 1 cực của tế bào.
C. chỉ xuất hiện ở vùng tâm tế bào.
D. từ giữa tế bào lan dần ra.
- Câu 11 : Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là
A. xảy ra sự biến đổi số lượng của nhiễm sắc thể.
B. có sự phân chia của tế bào chất.
C. nhiễm sắc thể phân đôi đi về hai cực của tế bào.
D. nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
- Câu 12 : Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là
A. sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
C. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
D. sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
- Câu 13 : Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST
A. 2,3
B. 1,4
C. 1,2
D. 2,4
- Câu 14 : Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây không đúng
A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi AND
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa
C. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêotit
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến
- Câu 15 : Nhiều bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến khiến chúng hoạt động quá mức gây ra nhiều sản phẩm của gen. Những kiểu đột biến nào dưới đây có thể làm cho một gen bình thường (tiền ung thư ) trử thành gen ung thư(1) Lặp đoạn NST
A. 1,2,4
B. 1,3,4
C. 1,2,3
D. 2,3,4
- Câu 16 : Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A-T; G-X và ngược lại thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sao đây(1) Phân tử AND mạch kép
A. 1,4
B. 1,6
C. 2,6
D. 3,5
- Câu 17 : Loại đột biến nào sau đây thường làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào
A. Lặp đoạn NST
B. Đột biến lệch bội
C. Đột biến gen
D. Đột biến đa bội
- Câu 18 : Số phân tử ADN tong một tế bào sinh tinh của ruồi giám ở kì sau của giảm phân I là
A. 4
B. 2
C. 8
D. 16
- Câu 19 : Xét cặp NST giới tính XX ở một tế bào sinh trứng. Sự rối loạn phân li của cặp NST này ở lần phân bào I sẽ tạo ra giao tử mang NST giới tính
A. X hoặc O
B. O
C. XX
D. XX hoặc O
- Câu 20 : Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho giao phấn cây lưỡng bội thuần chủng quả đó với cây lưỡng bội quả vàng thu được F1. Sau đó cho 2 cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có 3004 cây quả đỏ : 1001 cây quả vàng. Kết luận nào sau đây là đúng
A. Các cây F1 đem lai là thể dị hợp
B. Phép lai giữa 2 cây F1 là Aaaa x Aa
C. Các cây F1 đều trở thành cây 4n sau khi được xử lí consixin
D. Trong các cây F1 có 1 cây là thể đồng hợp và 1 cây là thể dị hợp
- Câu 21 : Quy luật phân li độc lập thực chất nói về
A. Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng
B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1
C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh
D. Sự phân li độc lập của các cặp alen trogn quá trình giảm phân
- Câu 22 : Có thể mang kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen mỗi gen quy định môt tính trạng phân tích có hoán vị gen với tần số 20% thì tỉ lệ kiểu hình ở con lai là
A. 9:3:3:3:1:1
B. 3:3:3:3:1:1:1:1
C. 1:1:1:1:1:1:1:1
D. 4:4:4:4:1:1:1:1
- Câu 23 : Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp cùng quy định, chúng phân lí độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Cây cao nhất có cặp gen là
A. A1a1A2a2A3a3
B. a1a2a3a4
C. A1A1A2A2A3A3
D. A1A1a2a2A3A3
- Câu 24 : Cho cây có kiểu gen Ab/aB x DE/de tự thụ phấn đời con thu được nhiều loại kiểu hình trong đó kiểu hình có 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 31,86%. Nếu khoảng cách tương đối giữa A và b là 40cM, thì khoảng cách tương đối giữa D và E là
A. 10cM
B. 30cM
C. 40cM
D. 20cM
- Câu 25 : Cho P : AaBbDd x AabbDd, biết mỗi gen quy định một tính trạng và có quan hệ trội lăn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu
A. 5/32
B. 7/32
C. 9/64
D. 1/4
- Câu 26 : Cơ thể P dị hợp 3 cặp gen tạo ra loại giao tử ABD với tỉ lê bằng 15%. Tần số hoán vị gen của P là
A. 10%
B. 20%
C. 30%
D. 40%
- Câu 27 : Ở một loài thực vật tính trạng quả do 2 cặp gen A(a) và B(b) quy định, tính trạng màu hoa do cặp gen D(d) quy định. Trong một phép lai phân tích cây quả tròn, hoa vàng thu được kết quả 84 cây quả tròn, hao vàng; 216 cây quả tròn, hoa trắng; 516 cây quả dài, hoa vàng; 384 cây quả dài, hoa trắng
A. Ad/aD Bb x ad/ad bb
B. AaBbDd x aabbdd
C. BD/bd Aa x bd/bdaa
D. AD/ad Bb x ad/adbb
- Câu 28 : Ở một loài chim cho giao phối 2 cá thể thuần chủng (P): lông dài, xoăn lông, ngắn thẳng , F1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 giao phối với chim mái chưa biết kiểu gen, F2 xuất hiện ở chim mái: 20 lông dài, xoăn: 20 lông ngắn, thẳng : 5 lông dài thẳng : 5 lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có lông dài xoăn. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Tần số hoán vị gen của chim trống F1 là
A. 20%
B. 25%
C. 10%
D. 5%
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen