Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 20 -...
- Câu 1 : Cho các phát biểu sau:(1) Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào sống, còn mạch rây được cấu tạo từ các tế bào chết.(2) Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ,...).(3) Áp suất rễ có thể gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.(4) Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là sự thoát hơi nước ở lá.Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A 3
B 1
C 4
D 2
- Câu 2 : Bộ ba đối mã(anticodon) của tARN vận chuyển axit amin mêtionin là
A 3’AUG5’
B 3’XAU5’
C 5’XAU3’
D 5’AUG3’
- Câu 3 : Alen M bị đột biển điểm thành alen m. Theo lý thuyết, alen M và alen m ?
A Có thể có tỉ lệ (A +T)/(G+X) bằng nhau.
B Chắc chắn có số nuclêôtit bằng nhau.
C Luôn có số liên kết hiđrô bằng nhau
D Luôn có chiều dài bằng nhau.
- Câu 4 : Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG*HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là ADCBEFG*HI. Đây là dạng đột biến nào?
A Lặp đoạn NST.
B Chuyển đoạn NST.
C Đảo đoạn NST.
D Mất đoạn NST.
- Câu 5 : Ở một loài thực vật, tính trạng mẫu hoa do một gen có 4 alen quy định. Alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A2, A3, A4, A2 quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen A3, A4; alen A3 quy định hoa hồng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu loại kiểu gen thuần chủng trong quần thể này?
A 1
B 4
C 2
D 6
- Câu 6 : Các đặc trưng cơ bản của quần xã là
A thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ
B thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã
C thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong
D độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã
- Câu 7 : Trong thực tiễn, hoán vị gen góp phần:
A Tổ hợp các gen có lợi về cùng nhiễm sắc thể.
B Hạn chế xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp.
C Làm giảm số kiểu hình trong quần thể.
D Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập.
- Câu 8 : Trong chu kì hoạt động của tim người, máu giàu CO2 từ tâm thất phải được bơm vào loại hệ mạch nào?
A Động mạch chủ
B Động mạch phổi
C Tĩnh mạch chủ.
D Tĩnh mạch phổi.
- Câu 9 : Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để:
A thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau
B thỏa mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng
C tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao
D tăng tính đa dạng sinh học trong ao
- Câu 10 : Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng thứ 3
B Sinh vật kí sinh là sinh vật phân giải
C Sinh vật tự dưỡng gồm thực vật xanh, tảo và các loại vi khuẩn
D Giun đất, sâu bọ ăn thịt là sinh vật tiêu thụ
- Câu 11 : Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb) phân ly độc lập có thể cho số loại kiểu hình ở đời con là:
A 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 7 hoặc 9.
B 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 6 hoặc 8 hoặc 9 hoặc 10.
C 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 6 hoặc 8 hoặc 9.
D 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 5 hoặc 6 hoặc 9.
- Câu 12 : Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật là từ các nhiên liệu hóa thạch.
B Cacbon được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng trong quần xã dưới dạng chất hữu cơ.
C Chỉ có một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.
D Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.
- Câu 13 : Khi nói về quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng
A Chu trình Calvin cần nước, ánh sáng và O2.
B Pha tối chỉ diễn ra khi không có ánh sáng.
C Diệp lục là sắc tố duy nhất có thể tham gia vào pha sáng
D Thực vật C3 có thể xảy ra hô hấp sáng.
- Câu 14 : Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,6. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen Aa của quần thể này là
A 0,36
B 0,16
C 0,48
D 0,42
- Câu 15 : Khi nói về hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Nếu không có O2 thì thực vật tiến hành phân giải kị khí để lấy ATP.II. Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra qua 3 giai đoạn, trong đó CO2 được giải phóng ở giai đoạn chu trình Crep.III. Quá trình hô hấp ở thực vật luôn tạo ra ATP.IV. Từ một mol glucôzơ, trải qua hô hấp kị khí (phân giải kị khí) sẽ tạo ra 2 mol ATP.
A 2
B 1
C 4
D 3
- Câu 16 : Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được 1 cá thể thuộc loại này có bộ NST gồm 9 chiếc, trong đó có 1 cặp gồm 3 chiếc. Cá thể này thuộc thể đột biến nào?i.
A Thể một.
B Thể tứ bội
C Thể ba.
D Thể tam bộ
- Câu 17 : Ở một loài thực vật, xét một cây F1 có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{dE}}\) tự thụ phấn. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, 40% số tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen ở cặp NST mang A, B; 20% số tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen ở cặp NST mang D, E. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn và hoán vị gen xảy ra trong quá trình sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ cây F2 có kiểu hình A–B–D–E– là:
A 33,165%
B 16,335%
C 15,84%
D 12,06%
- Câu 18 : Một loài thực vật, giao phấn giữa 2 cây quả tròn thuần chủng (P) có kiểu gen khác nhau được F1 gồm toàn quả dẹt. F1 lai với cây đồng hợp tử lặn về các cặp gen được đời con có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 1 cây quả dẹt: 2 cây quả tròn: 1 cây quả dài. Cho cây F1 tự thụ phấn được F2. Chọn các cây quả tròn F2 cho giao phấn với nhau được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, xác suất để cây này cho quả tròn là
A 3/4
B 1/12
C 2/3
D 1/9
- Câu 19 : Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp; gen B qui định hoa đỏ, gen b qui định hoa trắng. Biết các gen phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc xảy ra, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện cây thân thấp, hoa trắng ở F2 là
A 1/256
B 1/81
C 1/64
D 1/9
- Câu 20 : Một gen ở người có tổng số nuclêôtit loại G với 1 loại nuclêôtít khác là bằng 60% tổng số nuclêôtit của gen và có 2769 liên kết hiđrô. Trên mạch 3’→5’ của gen có A= 1/5T = 1/3G. Theo thuyết, số nuclêôtít mỗi loại trên mạch 5→3’của gen là
A A = 355; T = 71; X = 426; G = 213.
B A= 355; T = 71; X= 213; G= 426.
C A=T=213; G=X=426.
D T = 355, A = 71; X = 426; G=213.
- Câu 21 : Một loài thực vật, cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thân thấp, quả chua chiếm 4%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến những xảy ra hoán vị gen ở cả giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A Hai cặp gen đang xét cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.
B Trong tổng số cây thân cao, quả chua ở F1, số cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 4/1.
C F1 có tối đa 10 loại kiểu gen.
D Trong quá trình giảm phân của cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
- Câu 22 : Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và có 4 alen, các alen là trội hoàn toàn. Người ta tiến hành các phép lai sau:Biết rằng không xảy ra đột biến. Cho cá thể mắt nâu ở (P) của phép lai 1 giao phối với một trong hai cá thể mắt vàng ở (P) của phép lai 2. Theo lí thuyết, kiểu hình của đời con có thể là .
A 25% cá thể mắt đỏ : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt trắng.
B 75% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng.
C 100% cá thể mắt nâu.
D 50% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt trắng.
- Câu 23 : Một loài thực vật, màu hoa do 1 gen có 2 alen quy định; hình dạng quả do 2 cặp gen phân li độc lập cùng quy định. Phép lai P: hai cây giao phấn với nhau, thu được F1 có 40,5% cây hoa đỏ, quả tròn : 34,5% cây hoa đỏ, quả dài : 15,75% cây hoa trắng, quả tròn : 9,25% cây hoa trắng, quả dài. Cho biết hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A F1 có thể có 3% số cây hoa đỏ, quả dài đồng hợp 3 cặp gen
B F1có tối đa 11 loại kiểu gen quy định cây hoa đỏ, quả dài.
C F1có 6 loại kiểu gen quy định cây hoa trắng, quả dài.
D Tần số hoán vị gen có thể là 20%.
- Câu 24 : Ở ruồi giấm, tiến hành phép lai P: \(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd{X^E}{X^e} \times \frac{{Ab}}{{aB}}Dd{X^E}Y\) thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử cái với tần số 20%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. F1 không có kiểu hình lặn về tất cả các tính trắng.II. F1 có 28,125% ruồi mang kiểu hình trội về bốn tính trạng.III. F1 có 6,25% ruồi đực mang một alen lặn.IV. F1 có tối đa 12 loại kiểu hình (không xét tính trạng giới tính).
A 4
B 2
C 1
D 3
- Câu 25 : Trong một quần thể giao phối tự do, xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho rằng không có sự tác động của các yếu tố làm thay đổi tần số các alen. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang 2 tính trạng trội, tỉ lệ cá thể thuần chủng là:
A 51,17%
B 35,90%
C 87,36%
D 81,25%
- Câu 26 : Nghiên cứu sơ đồ phả hệ sau:Biết rằng bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn b nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X quy định, cả thể số (4) và số (5) bị bệnh bạch tạng, cá thể số (14) mắc cả bệnh bạch tạng và bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(I) Có 7 người trên phả hệ đã xác định chắc chắn kiểu gen.(II) Người số (8) và số (10) có kiểu gen giống nhau.(III) Xác suất người số (6) có kiểu gen dị hợp là 2/3.(IV) Xác suất cá thể số (15) không mang alen bệnh (a, b) là 35%.
A 4
B 2
C 3
D 1
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen