Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Chuy...
- Câu 1 : Trong kĩ thuật chuyển gen, để nhận biết tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp, người ta phải
A chọn thể truyền có gen đột biến.
B chọn thể truyền có kích thước lớn.
C quan sát tế bào dưới kính hiển vi.
D chọn thể truyền có các gen đánh dấu.
- Câu 2 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A sinh giới có chung một bộ mã di truyền.
B nhiều bộ ba khác nhau qui định một loại axit amin
C một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin.
D một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
- Câu 3 : Ở sinh vật nhân thực, cho các cấu trúc và quá trình sau:(1) Phân tử ADN (2) Phân tử tARN (3) Quá trình phiên mã(4) Quá trình dịch mã (5) Phân tử mARN (6) Phân tử rARNNguyên tắc bổ sung (G – X, A – U và ngược lại) có trong cấu trúc và quá trình:
A (1), (2),(3).
B (2), (4), (6).
C (3), (4), (6).
D (2), (5), (4).
- Câu 4 : Bệnh ung thư là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng của con người trên thế giới hiện nay.Có những phát biểu về căn bệnh này:(1) Khối u mà có tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể gọi là u lành tính.(2) Bệnh ung thư có thể do đột biến gen phát sinh ngẫu nhiên trong cơ thể, cũng có thể do virut xâm nhập gây ra.(3) Bệnh ung thư phát sinh trong tế bào sinh dưỡng có khả năng di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.(4) Gen tiền ung thư (gen qui định yếu tố sinh trưởng) là gen lặn. .(5) Sự đột biến của gen ức chế khối u là đột biến trội.Những phát biểu đúng là:
A 2,4
B 1,2
C 4,5
D 3,4
- Câu 5 : Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A Nếu không xảy ra đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên thì không thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
B Một quần thể đang có kích thước lớn, nhưng do các yếu tố bất thường làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác với vốn gen của quần thể ban đầu.
C Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
D Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.
- Câu 6 : Các bệnh, tật và hội chứng di truyền nào sau đây ở người có thể gặp ở cả nam và nữ?(1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Bệnh ung thư máu. (3) Tật có túm lông ở vành tai.(4) Bệnh mù màu. (5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông.Phương án đúng là
A (1), (2), (4) (6).
B (2), (3), (5), (6).
C (1), (3), (4), (5).
D (3), (4), (5), (6).
- Câu 7 : Cho các mức độ cấu trúc sau: (1) crômatit (2) sợi cơ bản (3) ADN xoắn kép(4) sợi nhiễm sắc (5) sợi siêu xoắn (6) nuclêôxômTrong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?
A 3-6-4-2-5-1
B 3-6-2-4-5-1
C 3-2-6-4-5-1
D 3-2-4-1-5-6
- Câu 8 : Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về mức phản ứng?
A Mức phản ứng là hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.
B Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
C Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen, trước tiên phải tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
D Mức phản ứng không liên quan đến kiểu gen vì vậy không di truyền được cho thế hệ sau.
- Câu 9 : Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?(1) Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn. (2) Enzym tham gia vào quá trình này là enzym ARN polimeraza.(3) Diễn ra chủ yếu trong nhân của tế bào. (4) Quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung ( A-U, G-X).
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 10 : Hình bên là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này
A mắc hội chứng Tớcnơ
B mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
C mắc hội chứng Đao
D mắc hội chứng Claiphentơ.
- Câu 11 : Đặc điểm nào sau đây không phải do gen trên vùng không tương đồng của NST X quy định?
A Tỉ lệ kiểu hình phân bố không đều ở 2 giới đối với cả F1 và F2.
B Có hiện tượng di truyền chéo.
C Tính trạng lặn xuất hiện nhiều hơn ở giới XY.
D Lai thuận cho kết quả khác lai nghịch ở cả F1 và F2.
- Câu 12 : Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến) là một loại biến dị giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Nội dung nào sai khi nói về sự mềm dẻo kiểu hình?
A Sự mềm dẻo kiểu hình không di truyền được qua các thế hệ.
B Là hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau.
C Do sự tự điều chỉnh về sinh lý giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
D Mức độ mềm dẻo kiểu hình không phụ thuộc vào kiểu gen.
- Câu 13 : Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?(1) Ribôxôm giữ vai trò làm khung đỡ cho mARN và phức hợp a.a – tARN.(2) Ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều từ 5’ - 3'.(3) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung ( A-T, G-X và ngược lại).(4) Xảy ra ở tế bào chất.(5) 1 phân tử mARN dịch mã tạo 1 loại chuỗi polipeptit.(6) Gồm quá trình hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.(7) Trong quá trình dịch mã, tARN đóng vai trò như “người phiên dịch”.
A 4
B 6
C 5
D 3
- Câu 14 : Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở
A Lục lạp, nhân, trung thể.
B Ti thể, nhân, lục lạp
C Nhân, trung thể.
D Nhân, ti thể.
- Câu 15 : Phát biểu nào sau đây về đột biến gen là đúng?
A Tạo ra nhiều locut gen mới, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
B Chỉ xảy ra dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
C Xét ở mức độ phân tử phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
D Hậu quả đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
- Câu 16 : Trong quá trình phát sinh và phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật đã phát sinh ở
A kỉ Cacbon
B kỉ Ocđôvic
C kỉ Silua
D kỉ Krêta (phấn trắng)
- Câu 17 : Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> nhái -> gà -> cáo. Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?
A Châu chấu.
B Nhái.
C Gà.
D Cáo
- Câu 18 : Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng khi nói về quá trình tạo giống?(1) Lai xa kèm đa bội hóa, dung hợp tế bào trần khác loài tạo thể song nhị bội.(2) Để tạo ra giống mới có thể dùng phương pháp nhân bản vô tính, cấy truyền phôi.(3) Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến được áp dụng chủ yếu ở động vật và vi sinh vật.(4) Nhân bản vô tính ở động vật tạo ra cá thể có kiểu hình giống với kiểu hình của cá thể cho nhân.(5) Nhân giống bằng phương pháp cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen, cùng giới tính.
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 19 : Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
B Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
C Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.
- Câu 20 : Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như thỏ, hươu, nai,... thì yếu tố nào sau đây ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể?
A Số lượng kẻ thù ăn thịt.
B Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng một đàn.
C Sự phát tán của các cá thể.
D Sức sinh sản và mức độ tử vong.
- Câu 21 : Trong điều kiện của Trái Đất hiện nay, nếu các đại phân tử hữu cơ được hình thành trong tự nhiên thì từ các chất này có thể tiến hóa hình thành nên các tế bào sơ khai được không? Vì sao?
A Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ phân tử hữu cơ trong đại dương.
B Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi ôxi tự do hoặc các vi sinh vật.
C Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ năng lượng để tổng hợp các chất hữu cơ.
D Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ các chất vô cơ như thời nguyên thủy.
- Câu 22 : Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb), các gen tương tác với nhau sẽ cho đời con số loại kiểu hình nhiều nhất là
A 9
B 6
C 4
D 5
- Câu 23 : Khi khảo sát sự di truyền của hai cặp tính trạng hình dạng và vị quả ở một loài, người ta cho P tự thụ phấn thu được F1 có sự phân li kiểu hình: 38,25% cây quả dẹt, vị ngọt: 18% cây quả dẹt, vị chua: 30,75% cây quả tròn, vị ngọt: 6,75% cây quả tròn, vị chua: 6% cây quả dài, vị ngọt: 0,25% cây quả dài, vị chua. Biết tính trạng vị quả do 1 cặp gen qui định. Nếu cho các cây dài, vị ngọt ở F1 giao phấn với nhau thu được F2, theo lí thuyết tỉ lệ cây quả dài, vị chua ở F2 là bao nhiêu?
A 1/12
B 1/100
C 1/36
D 1/6
- Câu 24 : Ở người gen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a: da bạch tạng, cặp gen này nằm trênNST thường; gen M quy định màu mắt bình thường trội hoàn toàn so với alen m: mù màu, cặp gen này nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Trong 1 gia đình có bố mẹ bình thường cả 2 tính trạng nhưng có con trai bị cả 2 bệnh trên và mang hội chứng Claiphenter. Biết rằng không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kiểu gen của mẹ, bố và nguyên nhân gây bệnh cho con là
A Aa XMXm x AaXMY, đột biến trong giảm phân 1 ở mẹ.
B Aa XMXm x AaXMY, đột biến trong giảm phân 1 ở bố.
C Aa XMXm x AaXMY, đột biến trong giảm phân 2 ở mẹ.
D Aa XMXm x AaXMY, đột biến trong giảm phân 2 ở bố.
- Câu 25 : Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc lông do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen đồng thời có mặt gen A và B quy định lông đen; khi kiểu gen chỉ có một trong hai gen A hoặc B quy định lông xám; kiểu gen không có cả hai gen. Cho cá thể lông xám giao phối với lông đen thu được F1 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% lông đen : 50% lông xám. Có bao nhiêu phép lai có thể xảy ra? Biết rằng không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
A 5
B 8
C 4
D 6
- Câu 26 : Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định, bệnh mù màu đỏ do gen lặn nằm trên NST X không có alen trên Y qui định. Một cặp vợ chồng đều không bị hai bệnh này, người vợ có ông ngoại bị mù màu, có mẹ bị bạch tạng. Người chồng có ông nội và mẹ bị bạch tạng. những người khác trong 2 dòng họ này đều không bị 2 bệnh nói trên. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 con, xác suất để cả 2 đứa con của họ đều không bị bệnh là
A 225/1024
B 81/512
C 225/512
D 441/1024
- Câu 27 : Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt màu đỏ, alen a quy định mắt màu trắng nằm trên vùng không tương đồng của X. Tần số kiểu gen của quần thể ở thế hệ xuất phátP: 0,32XAXA + 0,16XAXa + 0,02XaXa + 0,25XAY + 0,25XaY =1.Giả sử qua nhiều thế hệ không phát sinh đột biến.Nhận xét nào sau đây đúng?(1) Các cá thể của quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau thì tần số alen a của giới đực ở F2 là 0,35.(2) Quần thể trên ngẫu phối qua 2 thế hệ sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.(3) Tần số alen A của quần thể (P) là 0,7.(4) Nếu cho các cá thể mắt đỏ ở P giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình mắt trắng ở F1 là 1/12.
A 0
B 2
C 1
D 3
- Câu 28 : Trong hệ sinh thái ở một khu rừng nhiệt đới, ánh sáng môi trường cung cấp 106 kcal/m2/ngày nhưng thực vật chỉ sử dụng được 3,5%, năng lượng mất đi do hô hấp 90%. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng được 35 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử dụng được 3,5 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 3 sử dụng được 0,52kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là
A 10% và 10%.
B 10% và 14,9%.
C 1% và 10%.
D 1% và 14,9%.
- Câu 29 : Có nhiều giải pháp giúp sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, có bao nhiêu giải pháp sau đây đúng?(1) Thoả mãn nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.(2) Trong khai thác nguồn lợi sinh vật phải duy trì được đa dạng sinh học, không gây nên tình trạng mất cân bằng sinh học của các hệ sinh thái cơ bản.(3) Tái sử dụng, tái chế và tiết kiệm tài nguyên không tái tạo phải được xem là một nguyên tắc.(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.Số phát biểu đúng:
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 30 : Ở chuột, gen B qui định đuôi ngắn cong, gen b qui định đuôi bình thường, gen S qui định thân có sọc sẫm, gen s qui định màu thân bình thường, các gen này liên kết trên NST giới tính X, một số chuột đực chứa cả hai gen lặn b và s bị chết ở giai đoạn phôi.Cho chuột cái P có kiểu gen XBS Xbs lai với chuột đực có kiểu gen XBSY thu được F1 có 203 chuột đuôi ngắn cong, thân có sọc sẫm; 53 chuột có kiểu hình bình thường; 7 chuột đuôi bình thường, thân có sọc sẫm và 7 chuột đuôi ngắn cong, màu thân bình thường. Biết tần số hoán vị gen xảy ra ở chuột cái (P) là 10%.Cho các nhận xét sau:(1) Có 15 con chuột bị chết ở giai đoạn phôi.(2) F1 có 5 kiểu gen qui định chuột đuôi ngắn cong, thân có sọc sẫm.(3) Có 9 kiểu gen ở F1.(4) Trong số chuột đuôi ngắn cong, thân có sọc sẫm ở F1 thì chuột đực chiếm tỉ lệ 9/29.Có bao nhiêu nhận xét trên đúng?
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 31 : Nguyên nhân dẫn tới phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là
A mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau
B cạnh tranh khác loài.
C mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.
D mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
- Câu 32 : Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, G, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này, kết luận nào đúng?
A Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
B Loài C tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
C Loài D tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài E.
D Lưới thức ăn này có tối đa 7 chuỗi thức ăn (với mắc xích đầu tiên là A và mắc xích cuối cùng là H).
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen