- Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh th...
- Câu 1 : Sự kiện nào trong năm 1919 đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới?
A Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
B Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
C Quốc tế thứ ba được thành lập.
D Chủ nghĩa thực dân cũ suy yếu.
- Câu 2 : Kẻ thù chung của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A chủ nghĩa đế quốc.
B chủ nghĩa thực dân mới.
C thế lực tư sản cầm quyền.
D thế lực tay sai phản động.
- Câu 3 : Trong những năm 1919-1925, giai cấp tư sản dân tộc đã có hoạt động gì?
A Chấn hưng nội hóa, Bài trừ ngoại hóa.
B Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn.
C Dùng báo chí bênh vực quyền tự do cho mình.
D Không thỏa hiệp với thực dân Pháp.
- Câu 4 : Phong trào dân tộc dân chủ trong giai đoạn 1919 – 1925 phát triển mạnh mẽ trước hết là ở
A vùng nông thôn.
B các thành thị.
C miền rừng núi.
D khu vực biên giới.
- Câu 5 : Tầng lớp tiểu tư sản trí thức đã xuất bản các tờ báo tiến bộ nào?
A Cường học thư xã, Nam Đồng thư xã.
B Cường học thư xã, Người nhà quê.
C Nam Đồng thư xã, An Nam trẻ.
D An Nam trẻ, Người nhà quê.
- Câu 6 : Công hội được công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập vào năm 1920 do ai đứng đầu?
A Nguyễn Ái Quốc.
B Tôn Đức Thắng.
C Nguyễn Phan Long.
D Bùi Quang Chiêu.
- Câu 7 : Một trong những phong trào đấu tranh tiêu biểu của tầng lớp tiểu tư sản trí thức giai đoạn 1919 – 1926 là
A Phong trào chống độc quyền cảng Sài Gòn.
B Phong trào “chấn hưng nội hóa”.
C Phong trào chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì.
D Phong trào đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu.
- Câu 8 : Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Đảng Lập hiến (1923)?
A Do Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long thành lập.
B Là tổ chức chính trị đại diện cho tiểu tư sản trí thức.
C Đảng tập hợp nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng.
D Đảng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ.
- Câu 9 : Một trong những sự kiện quan trọng thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A Cuộc đấu tranh của công nhân thủy thủ Trung Quốc.
B Cuộc bãi công của công nhân Bason.
C Sự đoàn kết chặt chẽ của nhân dân ba nước Đông Dương.
D Phong trào đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.
- Câu 10 : Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc trong những năm 1919 – 1925 nhằm mục tiêu chủ yếu là đòi quyền lợi về
A chính trị
B văn hóa
C quân sự
D kinh tế
- Câu 11 : Sự kiện nào chứng tỏ “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?
A Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925).
B Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
C Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Điện - Quảng Châu (6-1924).
D Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách (1919).
- Câu 12 : Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong giai đoạn 1919 – 1925 có ý nghĩa gì tích cực?
A Truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân.
B Chứng tỏ ưu thế của khuynh hướng dân chủ tư sản.
C Giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào cách mạng.
D Tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các tầng lớp nhân dân.
- Câu 13 : Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: Phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925 phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A Cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra với quy mô lớn.
B Bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.
C Đấu tranh từ mục tiêu kinh tế đến mục tiêu chính trị.
D Đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất.
- Câu 14 : Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” cho sự kiện nào?
A Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu - Trung Quốc (6/1924).
B Cuộc đầu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925).
C Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
D Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu