Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) Tiết 3 (Có lời g...
- Câu 1 : Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn, đánh vào chủ lực của nghĩa quân Lam Sơn ở Cao Bộ (Chương Mĩ – Hà Nội) nhằm mục đích gì?
A Giành lại những quyền lợi đã mất ở Đông Quan.
B Giành lại thế chủ động của mình.
C Giết hết chỉ huy của nghĩa quân.
D Vơ vét sức người và sức của.
- Câu 2 : Nghĩa quân Lam Sơn đã có hành động gì khi nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông vào Cao Bộ (Chương Mĩ – Hà Nội)?
A Xây dựng bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng.
B Mai phục quân địch ở Chi Lăng – Xương Giang.
C Đặt phục binh ở Tốt Động – Chúc Động.
D Vây hãm thành Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.
- Câu 3 : Tháng 10-1427, đạo quân do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hướng nào?
A tiến vào theo đường Lạng Sơn.
B tiến vào theo đường Hà Giang.
C tiến vào theo hướng Bắc Kạn.
D tiến vào theo hướng Quảng Ninh.
- Câu 4 : Vương Thông đã có hành động gì sau khi được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh bị tiêu diệt?
A Quay lại phục kích nghĩa quân Lam Sơn ở Chi Lăng.
B Tấn công nghĩa quân Lam Sơn ở ải Xương Giang.
C Vội vàng xin hòa và lập hội thể Đông Quan.
D Xin thêm viện binh để tăng cường lực lượng.
- Câu 5 : Tác phẩm nào của Nguyễn Trãi đã đúc kết hết sức tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta từ những ngày ở núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lững Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang?
A Bình Ngô đại cáo.
B Binh thư yếu lược.
C Bài ca Côn sơn.
D Đại Việt sử kí.
- Câu 6 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã đánh dấu kết thúc 20 năm thống trị của nhà Minh, mở ra một thời kì mới đó là
A Thời kì hậu Lê.
B Thời kì Tiền Lê.
C Thời kì Lê Sơ
D Thời kì Lê Trung Hưng.
- Câu 7 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A Sủ dụng nghệ thuật quân sự đúng đắn.
B Nhân dân có lòng yêu nước, đoàn kết đánh giặc.
C Chủ trương đúng đắn và chuẩn bị kĩ lưỡng.
D Tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt – Lào.
- Câu 8 : Ý nào sau đâu không phải điểm độc đáo trong nghệ thuật quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược?
A Lấy ít địch nhiều.
B Thực hiện chiến tranh nhân dân.
C Thực hiện “tiên phát chế nhân”
D Thực hiện chiến tranh du kích.
- Câu 9 : Trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi có ghi:“Ngày mười tám, Trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầuNgày hăm lăm, Bá tước Lương Minh bại trận tử vongNgày hăm tám, Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn”“Ngày mười tám” trong câu thơ trên đề cập đến sự kiện nào trong trận Chi Lăng – Xương Giang?
A Phó tổng binh Lương Minh tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang).
B Liễu Thăng từ Lạng Sơn tiến vào nước ta theo hướng Lạng Sơn.
C Liễu Thăng bị quân Lam Sơn phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
D Thăng thư bộ binh Lý Khánh thắt cổ tự tử.
- Câu 10 : Hành động nào không phải của nghĩa quân Lam Sơn tại Tốt Động – Chúc Động trước hành động tiến quân về hướng Cao Bộ của Vương Thông?
A Đặt phục binh.
B Bắt địch phải lập Hội thề Đông Quan.
C Nhất tề xông thẳng vào đánh giặc.
D Dồn địch xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt.
- Câu 11 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A Chấm dứt 30 năm thống trị của nhà Minh.
B Giành lại nền độc lập dân tộc từ tay nhà Minh.
C Khôi phục quốc thống nước Việt.
D Mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.
- Câu 12 : Nghệ thuật thực hiện “chiến tranh nhân dân” của bộ phận lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn được hiểu là
A Đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp, dựng lại chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua.
B Lấy nhân dân làm nòng cốt, giành lại độc lập và bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
C Lấy lực lượng đông đảo làm nòng cốt, mang lại quyền lợi cho bộ phận lãnh đạo.
D Thực hiện cuộc chiến tranh toàn dân, mang lại quyền lợi cho giai cấp nòng cốt.
- Câu 13 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mang đặc điểm nào bao quát nhất?
A Từ một cuộc chiến tranh địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
B Sử dụng nghệ thuật quân sự độc đáo, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều.
C Giành được nhiều thắng lợi từng bước, giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của nhà Minh.
D Có sự tham gia của đông đảo nhân dân không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo, nam nữ, giàu nghèo.
- Câu 14 : Nội dung nào phản ánh điểm khác của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn so với các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần?
A Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
B Là cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc.
C Là cuộc kháng chiến có sự lãnh đạo của nhà vua.
D Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc.
- Câu 15 : “Đem đại nghĩa để thắng hung tànLấy chí nhân để thay cường bạo”(“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)Hai câu thơ trên phản ánh điều gì trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược có thể vận dung trong cuộc “chiến đấu” bảo vệ độc lập, chủ quyền của nhân dân Việt Nam hiện nay?
A Tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa và tinh thần ứng xử đậm chất nhân văn.
B Tinh thần chiến thắng cái phi nghĩa và quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
C Thực hiện chiến tranh nhân dân và đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
D Thực hiện chiến lược quân sự đúng đắn và tinh thần ứng xử đậm chất nhân văn.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7