Ôn tập học kì I (Có lời giải chi tiết)
- Câu 1 : Sự kiện nào đánh dấu lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước?
A Cách mạng tháng Hai thành công ở Nga.
B Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
D Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ.
- Câu 2 : Một trong những kết quả quan trọng của Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là
A Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
B Lật đổ chế độ Nga hoàng.
C Lật đổ Xô viết đại biểu công nhân.
D Đảng Bônsêvích giành quyền lãnh đạo duy nhất.
- Câu 3 : Quốc tế cộng sản được thành lập đã lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng
A xã hội chủ nghĩa.
B dân chủ tư sản.
C dân chủ nhân dân.
D xã hội dân chủ.
- Câu 4 : Các nước Anh, Pháp, Mĩ đã lựa chọn giải pháp nào để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)?
A phát xít hóa bộ máy nhà nước.
B tư bản hóa nền kinh tế trong nước.
C tập trung phát triển công nghiệp quân sự.
D tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
- Câu 5 : Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga.
B Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
C Cách mạng Tân Hợi thành công.
D Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ và lan rộng.
- Câu 6 : Sự kiện nào gây ra tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại?
A Chủ nghĩa phát xít được hình thành ở Đức, Italia, Nhật Bản.
B Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.
C Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
D Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)
- Câu 7 : Tại sao có thể khẳng định cách mạng tháng Mười Nga còn mang tính chất là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc?
A Cách mạng đã giải quyết vấn đề thị trường dân tộc
B Cách mạng đã đánh đuổi giặc ngoại xâm.
C Cách mạng đã giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.
D Cách mạng đã giải phóng cho giai cấp nông dân
- Câu 8 : Ý nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại?
A Lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa
B Khiến khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương
C Thiệt hại về vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại
D Đưa tới hình thành trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta.
- Câu 9 : Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 xuất phát từ nhân tố quan trọng nào?
A Tinh thần đoàn kết của nhân dân Mĩ
B Thực hiện Chính sách mới.
C Thực hiện các biện pháp khắc phục nạn thất nghiệp.
D Tích cực phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế.
- Câu 10 : Ý nào sau đây không phản ánh nét mới trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A Các phong trào quy tụ thành một vài trung tâm lớn.
B Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh.
C Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập ở các nước.
D Các phong trào diễn ra mạnh mẽ, lan rộng khắp châu lục.
- Câu 11 : Phong trào Ngữ Tứ đã khắc phục được hạn chế nào của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?
A Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
B Đặt cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
C Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để.
D Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
- Câu 12 : Trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất?
A Thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp.
B Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu
C Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
D Thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất.
- Câu 13 : Anh, Pháp, Mĩ có phải chịu trách nhiệm khi chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) bùng nổ hay không? Vì sao?
A Không vì Anh, Pháp, Mĩ là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
B Không vì Anh, Pháp, Mĩ đều đã rất nỗ lực để bảo vệ hòa bình thế giới
C Có vì chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động
D Có vì Anh, Pháp, Mĩ đã chủ động đàm phán với Liên Xô nhưng không được chấp nhận.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8