Đề thi thử THPT QG môn Địa lí THPT Nguyễn Viết Xuâ...
- Câu 1 : Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.
A Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
B Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
D Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
- Câu 2 : Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là
A đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
B đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m.
C các dãy núi chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
D đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển.
- Câu 3 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 – 2007, nhận xét nào sau đây đúng?
A giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng, khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định.
B tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.
C tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
D giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản.
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong miền khí hậu phía Nam không có vùng khí hậu nào?
A Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
B Vùng khí hậu Tây Nguyên.
C Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
D Vùng khí hậu Nam Bộ.
- Câu 5 : Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do
A nhiều hoang mạc, bồn địa.
B sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
C điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
D ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng.
- Câu 6 : Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là
A nóng và khô.
B lạnh, trời âm u nhiều mây.
C lạnh và ẩm.
D lạnh, khô và trời quang mây.
- Câu 7 : Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là
A số lượng quá đông đảo.
B tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.
C thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
D tập trung chủ yếu ở nông thôn với trình độ còn hạn chế.
- Câu 8 : Đặc điểm không đúng với các nước Đông Nam Á là
A Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.
B Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn
C Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa.
D Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.
- Câu 9 : Đặc điểm không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm là
A thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
B sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn.
C mang lại hiệu quả cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp.
D có thế mạnh lâu dài cả về tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Câu 10 : Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây không phải là trung tâm du lịch quốc gia?
A Hà Nội, Đà Nẵng.
B Nha Trang, Vũng Tàu.
C Hà Nội, Huế.
D Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh .
- Câu 11 : Vùng ĐBSH và ĐBSCL có ngành chăn nuôi phát triển là do
A có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong chăn nuôi.
B có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
- Câu 12 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nêu ba tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa nước ta?
A
An Giang, Long An, Sóc Trăng.
B An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.
C Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang.
D An Giang, Kiên Giang, Long An.
- Câu 13 : Nhật Bản là quốc đảo nằm trên
A Bắc Băng Dương.
B Ấn Độ Dương.
C Đại Tây Dương.
D Thái Bình Dương.
- Câu 14 : Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
A Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn.
B Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Bình Định.
C Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.
D Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.
- Câu 15 : Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương vì
A Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc.
B Giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng.
C sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất khẩu.
D để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng.
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 15 nghìn tỉ đồng là
A Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.
B Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ.
C Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.
D Hải Phòng, Hạ Long, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.
- Câu 17 : Cho bảng số liệu sau:GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH(Đơn vị: Tỉ đồng)(Nguồn: Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê – Hà Nội, 2015) Nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta?
A Tỉ trọng giá trị của nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm cao nhất và tiếp tục tăng.
B Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều tăng.
C Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều giảm.
D Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp.
- Câu 18 : Cho bảng số liệu:SẢN LƯỢNG THỦY SẢN QUA CÁC NĂM(Đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?A Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng khai thác.
B Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng gần 1,47 lần, giai đoạn 2005 - 2014.
C Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2005 – 2014 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác và gấp gần 1,17 lần vào năm 2014.
D Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng khá nhanh qua các năm.
- Câu 19 : Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.
B trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể.
C nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.
D nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau.
- Câu 20 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc.
A Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông.
B Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh.
C Tỉ lệ giới tính chênh lệch, số nam nhiều hơn số nữ.
D Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng.
- Câu 21 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào ở nước ta vừa giáp Lào, vừa giáp Cam Pu Chia:
A Đăk Lắk.
B Gia Lai.
C Đắk Nông.
D Kon Tum.
- Câu 22 : Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM(Đơn vị: Nghìn người)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A Biểu đồ đường.
B Biểu đồ miền.
C Biểu đồ kết hợp cột và đường.
D Biểu đồ cột.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)