Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41 (có đáp án): Vấn đề s...
- Câu 1 : Tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới với Campuchia là
A. An Giang.
B. Hậu Giang.
C. Tiền Giang.
D. Vĩnh Long.
- Câu 2 : Tỉnh nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển?
A. Bến Tre.
B. An Giang.
C. Sóc Trăng.
D. Kiên Giang.
- Câu 3 : Loại đất có diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đất phù sa ngọt.
B. Đất mặn.
C. Đất phèn.
D. Đất xám trên phù sa cổ.
- Câu 4 : Loại đất phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan là
A. Đất phèn.
B. Đất mặn.
C. Đất cát.
D. Đất phù sa ngọt.
- Câu 5 : Loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là
A. Đất phèn.
B. Đất mặn.
C. Đất cát.
D. Đất phù sa ngọt.
- Câu 6 : Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm hai bộ phận nào sau đây?
A. Vùng thượng châu thổ và hạ châu thổ.
B. Vùng chịu tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và vùng nằm ngoài phạm vi tác động đó.
C. Vùng cao không ngập nước và vùng trũng ngập nước.
D. Vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều và vùng không chịu ảnh hưởng của thủy triều.
- Câu 7 : Đặc điểm nào không đúng với vùng thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Là bộ phận tương đối cao nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa.
B. Phần lớn bề mặt có những vùng trũng lớn, bị ngập nước vào mùa mưa.
C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển.
D. Về mùa khô các vùng trũng này trở thành các khu vực nước tù.
- Câu 8 : Đặc điểm nào không đúng với vùng hạ châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng.
B. Có các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải.
C. Có các vùng trũng ngập nước vao mùa mưa và các bãi nồi ven sông.
D. Có độ cao từ 2 đến 4m so với mực nước biển.
- Câu 9 : Khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đá vôi và than bùn.
B. Apatit và than đá.
C. Bôxit và crôm.
D. Sắt và thiếc.
- Câu 10 : Khó khăn nào không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.
B. Thiếu nước trong mùa khô.
C. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
D. Bão và áp thấp nhiệt đới.
- Câu 11 : Biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào trong tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm.
B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
C. Mùa khô không rõ rệt.
D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.
- Câu 12 : Về tự nhiên thì đồng bằng nào ở nước ta được khai thác muộn nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
C. Đồng bằng duyên hải.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 13 : Vì sao cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút, để mở rộng diện tích đất lâm nghiệp ở đồng bằng.
B. Rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái và đồng bằng sông Cửu Long có mùa khô sâu sắc.
C. Để mở rộng diện tích đất lâm nghiệp ở đồng bằng và rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
D. Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút và rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)