Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9 (có đáp án): Cách mạn...
- Câu 1 : Thể chế chính trị của nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 – 1907 là
A. dân chủ tư sản
B. dân chủ cộng hòa
C. quân chủ lập hiến
D. quân chủ chuyên chế
- Câu 2 : Sau cuộc Cách mạng 1905 – 1907, người đứng đầu nước Nga là
A. Nga hoàng Nicôlai I
B. Nga hoàng Nicôlai II
C. Nga hoàng Alếchxanđra III
D. Nga hoàng Alếchxanđrôvích
- Câu 3 : Yếu tố kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga đầu thế kỉ XX là
A. làn sóng phản đối chính quyền của nhân dân
B. chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của Chính phủ
C. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân
D. sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến
- Câu 4 : Tình hình nước Nga khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
A. Nhân dân tin tưởng, ủng hộ Nga hoàng
B. Địa vị kinh tế, chính trị của nước Nga được tăng cường
C. Vơ vét được nhiều tài nguyên của các nước bại trận trong chiến tranh
D. Nền kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, quân đội Nga thua trận liên tiếp
- Câu 5 : Khi Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất, thái độ của hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga như thế nào?
A. Ủng hộ Nga hoàng để mở rộng lãnh thổ
B. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng
C. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành một cuộc cải cách
D. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi cho người khác
- Câu 6 : Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm nào?
A. Năm 1914
B. Năm 1915
C. Năm 1916
D. Năm 1917
- Câu 7 : Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX “đã tiến sát tới một cuộc cách mạng”?
A. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng
B. Chính phủ Nga hoàng bất lực không còn thống trị như cũ được nữa
C. Đời sống của công dân, nông dân và hơn 100 dân tộc Nga cùng cực
D. Nga hoàng tiến hành cải cách kinh tế để giải quyết những khó khăn của đất nước
- Câu 8 : Đầu thế kỉ XX, ở nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội, ngoại trừ mâu thuẫn giữa
A. vô sản với tư sản
B. nông nô với chế độ phong kiến
C. nông dân với địa chủ phong kiến
D. hơn 100 dân tộc với chế độ Nga hoàng
- Câu 9 : “Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc cách mạng nào ở nước Nga?
A. Cách mạng 1905 – 1907
B. Cách mạng tháng Hai năm 1917
C. Cách mạng tháng Mười năm 1917
D. Cách mạng ruộng đất năm 1917
- Câu 10 : Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
A. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu
C. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động
- Câu 11 : Sự kiện mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
A. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ nông dân Pêtơrôgrát
B. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pêtơrôgrát
C. cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ công nhân Pêtơrôgrát
D. cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ nông dân Pêtơrôgrát
- Câu 12 : Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
A. biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
B. tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
C. bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
D. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
- Câu 13 : Kết quả lớn nhất mà Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đem lại là gì?
A. Quân cách mạng đã chiếm được các công sở
B. Đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế
C. Bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng
D. Nhân dân thành lập chính quyền cách mạng
- Câu 14 : Lực lượng tham gia Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga bao gồm
A. tư sản, công nhân, nông dân, binh lính,…
B. tư sản và nông dân
C. nông dân và công nhân
D. công nhân, nông dân và binh lính
- Câu 15 : Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga mang tính chất của một cuộc
A. cách mạng tư sản
B. cách mạng vô sản
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
D. cách mạng giải phóng dân tộc
- Câu 16 : Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. Chính phủ lâm thời
B. Nhà nước Dân chủ nhân dân
C. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
D. Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính
- Câu 17 : Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. tình hình chính trị, xã hội ổn định
B. các đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá
C. tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
D. nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới
- Câu 18 : Hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 vì
A. đất nước rộng lớn, đòi hỏi có hai chính quyền
B. bị các nước đế quốc bên ngoài chi phối, can thiệp
C. hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau
D. muốn thống nhất đất nước phải có sự tranh giành giữa các chính quyền
- Câu 19 : Chính đảng nào dưới đây tiếp tục chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng để giải quyết tình trạng hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A. Đảng Mensêvích
B. Đảng Bônsêvích
C. Đảng Xã hội dân chủ
D. Đảng Thống nhất công nhân
- Câu 20 : Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-1917) là
A. Chính cương tháng tư
B. Luận cương tháng tư
C. Cương lĩnh tháng tư
D. Báo cáo chính trị tháng tư
- Câu 21 : "Luận cương tháng tư" đã xác định mục tiêu và đường lối của cách mạng Nga năm 1917 là
A. chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản
B. chuyển từ cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. chuyển từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Câu 22 : Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định chuyển sang khởi nghĩa giành chính quyền khi nào?
A. Khi Chính phủ lâm thời tư sản đã suy yếu, không đủ sức chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân
B. Khi quần chúng nhân dân đã sẵn sàng tham gia cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôsêvích Nga
C. Khi cuộc đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo đã đủ sức lật đổ giai cấp tư sản
D. Khi Đảng Bônsêvích Nga đã đủ sức mạnh và sẵn sàng lãnh đạo quần chúng tiến hành cách mạng đến thắng lợi
- Câu 23 : Lực lượng đi đầu trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. nông dân
B. công nhân
C. tiểu tư sản
D. đội Cận vệ đỏ
- Câu 24 : Lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. Trung tâm Quân sự cách mạng
B. Ủy ban hành chính cách mạng
C. Uỷ ban Quân sự cách mạng
D. Bộ Tổng tham mưu
- Câu 25 : Đêm 24 – 10 – 1917, ở nước Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Nhân dân Pêtơrôgrát đập phá Cung điện Mùa Đông
B. Quân khởi nghĩa bao vây và tấn công Cung điện Mùa đông
C. Nhân dân Nga ăn mừng chiến thắng tại Cung điện Mùa đông
D. Nhân dân Nga ăn mừng chiến thắng tại Thủ đô Pêtơrôgrát
- Câu 26 : Ngày 25 – 10 – 1917 (tức ngày 7 – 11 – 1917) đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga vì đây là
A. ngày Cách mạng tháng Mười Nga cùng nổ
B. ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn
C. ngày quân cách mạng tiến công vào thủ phủ Chính phủ lâm thời tư sản
D. ngày cách mạng giành thắng lợi ở Thủ đô Pêtơrôgrát
- Câu 27 : Ngay sau thắng lợi ở Pêtơrôgrát, cuộc khởi nghĩa ở Nga đã giành thắng lợi ở thành phố nào?
A. Kiép
B. Minxcơ
C. Xanh Pêtécbua
D. Mátxcơva
- Câu 28 : Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?
A. Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời (trừ Kêrenxki) bị bắt
B. Lênin từ Phần Lan trở về nước
C. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi trên toàn nước Nga
D. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva
- Câu 29 : Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình nước Nga
B. Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột
C. Đưa người lao động trở thành người làm chủ đất nước
D. Đưa đến sự thành lập Liên bang Xô viết (Liên Xô)
- Câu 30 : Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
C. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
D. đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế
- Câu 31 : Người cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận Cách mạng tháng Mười Nga là
A. Nguyễn Ái Quốc
B. Trần Phú
C. Lê Hồng Phong
D. Nguyễn Thị Minh Khai
- Câu 32 : Ngày 25 - 10 - 1917 đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, bởi vì đây là ngày
A. cách mạng bùng nổ ở Nga
B. cách mạng giành thắng lợi trên toàn nước Nga
C. quân cách mạng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô
D. cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát
- Câu 33 : Đêm 25 - 10 - 1917 (tức ngày 7 - 11 - 1917) diễn ra sự kiện lịch sử gì ở nước Nga?
A. Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông
B. Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va
C. Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng
D. Các đội Cận vệ đỏ nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô
- Câu 34 : Ngay sau thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát (Nga), khởi nghĩa thắng lợi ở
A. Mát-xcơ-va
B. Vla-đi-vô-xit
C. Kha-ba-rốp
D. Nô-vô-xi-biếc
- Câu 35 : Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918 là
A. khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va
B. toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thòi (trừ Thủ tướng Kê-ren-xki) bị bắt
C. Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-to-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng
D. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn hoàn trên đất nước Nga
- Câu 36 : Sự kiện quan trọng nhất trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gì?
A. Nhân dân các nước cộng hòa nổi dậy khởi nghĩa vũ trang
B. Quân khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va
C. Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông
D. Quân khởi nghĩa chọc thủng phòng tuyến của Thủ đô
- Câu 37 : Ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. lật đổ chế độ phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình
B. đưa đến sự thành lập các tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới
C. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
D. cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng trên thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại