Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 9 (có đáp án): Áp suất kh...
- Câu 1 : Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì:
A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.
B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.
C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.
- Câu 2 : Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển
A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h
B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
- Câu 3 : Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?
A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B. Con người có thể hít không khí vào phổi.
C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
D. Vật rơi từ trên cao xuống.
- Câu 4 : Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?
A. Càng tăng
B. Càng giảm
C. Không thay đổi
D. Có thể vừa tăng, vừa giảm
- Câu 5 : Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:
A. 76
B. 760
C. 103360
D. 10336000
- Câu 6 : Trong thí nghiệm của Tôrixenli, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao bao nhiêu?
A. 10,336 m
B. 10336 m
C. 10000 m
D. 10 cm
- Câu 7 : Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 . Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
A. 500 N
B. 789,7 N
C. 928,8 N
D. 1000 N
- Câu 8 : Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?
A. 321,1 m
B. 525,7 m
C. 380,8 m
D. 335,6 m
- Câu 9 : Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức p = d.h vì:
A. Vì khí quyển không có trọng lượng riêng.
B. Vì khí quyển có độ cao rất lớn.
C. Vì độ cao cột khí quyển không thể xác định chính xác, trọng lượng riêng khí quyển thay đổi theo độ cao.
D. Vì khí quyển rất nhẹ.
- Câu 10 : Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất
A. Tại đỉnh núi
B. Tại chân núi
C. Tại đáy hầm mỏ
D. Trên bãi biển
- Câu 11 : Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển nhỏ nhất
A. Tại đỉnh núi
B. Tại chân núi
C. Tại đáy hầm mỏ
D. Trên bãi biển
- Câu 12 : Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng rượu để thay thủy ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết = 136000 N/, của rượu = 8000 N/
A. 750 mm
B. 1275 mm
C. 7,5 m
D. 12,75m
- Câu 13 : Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng nước để thay thủy ngân thì độ cao cột nước là bao nhiêu? Biết = 136000 N/, của nước = 10000 N/.
A. 750 mm
B. 1200 mm
C. 7,5 m
D. 10,2 m
- Câu 14 : Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800m là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.
A. 748 mmHg
B. 693,3 mmHg
C. 663 mmHg
D. 826,7 mmHg
- Câu 15 : Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 1000m là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.
A.676,7 mmHg
B. 693,3 mmHg
C. 663 mmHg
D. 826,7 mmHg
- Câu 16 : Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô – ri – xe – li có độ cao 400mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760 mmHg.
A 8km
B. 4,8km
C. 4320m
D. 3600m
- Câu 17 : Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô – ri – xe – li có độ cao 350mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760 mmHg.
A 8km
B. 4,8km
C. 4320m
D. 4920m
- Câu 18 : Khi đặt ống Toorrixeli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg và tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.
A. 440m
B. 528m
C. 366m
D. Một đáp án khác
- Câu 19 : Khi đặt ống Toorrixeli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 750mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 672mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg và tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.
A. 740m
B. 528m
C. 866m
D. 936m
- Câu 20 : Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm:
A. Vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm
B. Vì mật độ khí quyển càng giảm
C. Vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm
D. Cả A, B, C
- Câu 21 : Kết luận nào sau đây ĐÚNG:
A. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm.
B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì mật độ khí quyển càng giảm.
C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm.
D. Tất cả đáp án trên.
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng