Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 Trường THP...
- Câu 1 : Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,…) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nma. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Các giai cấp cũ biến đổi, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 137, 155)Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
- Câu 2 : Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á.
B. Nhật Bản và Trung Quốc.
C. Anh và Pháp.
D. Ấn Độ và Trung Quốc.
- Câu 3 : Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định sau: “Vua quan triều đình nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc để Việt Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp”
A. đúng, vì triều đình Nguyễn không làm tròn được nhiệm vụ của một người đứng đầu đất nước
B. sai, vì Trung Quốc và nhiều nước lớn mạnh khác dù rất cố gắng đều bị mất độc lập.
C. sai, vì xâm lược thuộc địa là xu thế tất yếu của chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ.
D. đúng, vì vua quan triều đình Huế không có tinh thần chống Pháp khi bị xâm lược.
- Câu 4 : Từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý- Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn, theo anh (chị) đâu là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh?
A. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng
B. Vai trò của giai cấp lãnh đạo
C. Vấn đề đoàn kết quốc tế
D. Phương thức tác chiến
- Câu 5 : Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh là
A. biện pháp cải lương, ỉ Pháp cầu tiến bộ
B. cổ vũ tinh thần học tập tự cường chưa có cơ sở
C. giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến chưa đúng thời điểm
D. chưa thấy được sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chống xâm lược
- Câu 6 : Phong trào cải cách chính trị - văn hóa của những nhân vật nào ở Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX?
A. Tôn Trung Sơn.
B. Lương Khải Siêu.
C. Mao Trạch Đông.
D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.
- Câu 7 : Phan Châu Trinh đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam trong quá trình cải cách xã hội?
A. “Tự lực, tự cường”.
B. “Tự lực cánh sinh”.
C. “Tự lực khai hóa”.
D. “Tự do dân chủ”.
- Câu 8 : Đâu là điểm giống nhau trong hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?
A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.
B. Đều noi theo gương Nhật để tự cường.
C. Đề chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
D. Đề chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
- Câu 9 : Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách?
A. Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc- dân chủ
B. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa
C. Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương, gia đình
D. Do sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản
- Câu 10 : So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì tiến bộ?
A. Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo
B. Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội
C. Chủ trương đoàn kết quốc tế
D. Xác định công- nông là động lực của cách mạng
- Câu 11 : Chủ trương cứu nước nào của Phan Châu Trinh có thể được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
A. Tự lực khai hóa
B. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh
C. Chấn hưng dân trí
D. Khai dân trí, chấn hưng tinh thần dân tộc
- Câu 12 : Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì ở Đông Dương?
A. Khuyến khích nhân dân ta tích cực sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn lương thực
B. Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp
C. Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách
D. Bắt dân thuộc địa đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp
- Câu 13 : Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra đã có tác động như thế nào đến việc trao đổi hàng hóa giữa Pháp với Đông Dương?
A. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm
B. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương tăng lên
C. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp giảm
D. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp tăng lên
- Câu 14 : Để giải quyết khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa giữa Đông Dương và Pháp trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp đã đưa ra giải pháp gì?
A. Liên kết đầu tư kinh doanh
B. Nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do
C. Khuyến khích đầu tư vốn vào các ngành sản xuất công nghiệp
D. Khuyến khích các nghề thủ công truyền thống phát triển
- Câu 15 : Nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự chuyển biến ra sao?
A. Chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
B. Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
C. Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa
D. Chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa
- Câu 16 : Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào đối với nước Pháp?
A. Hỗ trợ cho sự phát triền của công nghiệp chính quốc
B. Bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc
C. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh
D. Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc
- Câu 17 : Ngày 20-11-1873, ở Bắc Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội
B. Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Trị Phương nộp thành
C. Quân Pháp thôn tính được toàn bộ Bắc Kì
D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất
- Câu 18 : Duyên cớ thực dân Pháp sử dụng để kéo quân ra Bắc Kì năm 1873 là gì?
A. Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến Pháp
B. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp
C. Nhà Nguyễn đàn áp những tín đồ công giáo
D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy – puy
- Câu 19 : Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?
A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì
B. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc
C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình
D. Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam
- Câu 20 : Chiến thắng của quân dân Bắc Kì ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Việt Nam?
A. Tăng nhanh viện binh ra Bắc Kì
B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng
C. Bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì
D. Ráo riết đẩy mạnh âm mưu xâm lược Việt Nam
- Câu 21 : Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.
B. Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.
C. So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.
D. Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
- Câu 22 : Đâu không phải là lý do để đến năm 1873 Pháp mới tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?
A. Tác động của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ
B. Ảnh hưởng của công xã Pari 1871
C. Pháp tìm ra con đường sông Hồng để tham nhập vào phía Nam Trung Hoa
D. Bận đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc
- Câu 23 : Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?
A. Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp
B. Độc chiếm con đường sông Hồng
C. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì
D. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa
- Câu 24 : Đặc điểm cơ bản của Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược là
A. Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền
B. Là vùng tự trị của Trung Hoa
C. Là một quốc gia tự do
D. Là một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa
- Câu 25 : Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất
C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam
D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai
- Câu 26 : Ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã khai thác triệt để cách đánh giặc nào?
A. Tằm thực
B. Đánh vào tâm lí giặc
C. Đánh thần tốc
D. Vườn không nhà trống
- Câu 27 : Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến bước đường xâm lược của thực dân Pháp?
A. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
B. Chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
C. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta
- Câu 28 : Vì sao ô Thanh Hà ở Hà Nội lại được đổi tên thành ô Quan Chưởng như hiện nay?
A. Do sự thay đổi địa giới hành chính của người Pháp
B. Do muốn ghi nhớ công lao của Nguyễn Tri Phương và binh lính thành Hà Nội
C. Do muốn ghi nhớ công lao của viên Chưởng cơ và binh lính thành Hà Nội
D. Do sự thay đổi địa giới hành chính của triều Nguyễn
- Câu 29 : Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu đã có hành động như thế nào?
A. Chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự.
B. Đầu hàng, giai nộp thành.
C. Thực hiện kế sách vườn không nhà trống.
D. Rút lui ra ngoài thành để bảo toàn lực lượng.
- Câu 30 : Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?
A. Gácniê
B. Rivie
C. Cuốcbê
D. Đuypuy
- Câu 31 : Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của
A. Trương Định và Nguyễn Trung Trực
B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc
C. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực
D. Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc
- Câu 32 : Vì sao quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong 2 lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì (1873, 1883)
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.
B. Quân triều đình chống cự yếu ớt.
C. Quân triều đình thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
D. Triều dình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Câu 33 : Cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp trong quá trình xâm lược nước ta lần thứ nhất?
A. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.
B. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng.
C. Chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông.
D. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Gia Định.
- Câu 34 : Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
A. Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn
B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp
C. Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp
D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam
- Câu 35 : Đâu không phải nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?
A. Đà Nẵng là cảng nước sâu tàu chiến dễ dàng ra vào
B. Gần với kinh đô Huế để thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh
C. Đội ngũ giáo dân, gián điệp hoạt động mạnh
D. Đây là vựa lúa lớn nhất của nhà Nguyễn, có thể lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại