Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường TH...
- Câu 1 : Ngành nào sau đây vẫn chưa trở thành ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nan Á ?
A. Ngành trồng cây lương thực
B. Ngành chăn nuôi gia súc
C. Ngành nuôi trồng thủy sản
D. Ngành đánh bắt thủy sản
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết các cửa khẩu nào sau đây giao lưu giữa Bắc Trung Bộ với Lào?
A. Cầu Treo, Lao Bảo
B. Cầu Treo, Bờ Y
C. Tây Trang, Hữu Nghị
D. Bờ Y, Tân Thanh.
- Câu 3 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 14, cho biết các vịnh biển Vân Phong, Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ninh
B. Quảng Bình
C. Quảng Ngãi.
D. Khánh Hoà.
- Câu 4 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết khu vực tập trung đô thị mật độ cao nhất là?
A. đồng bằng sông Hồng; Đông Nam bộ; Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. đồng bằng sông Hồng; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long
C. đồng bằng sông Hồng; Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long
D. đồng bằng sông Hồng; Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 19, hãy cho biết cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta từ 2000-2007 thay đổi theo xu hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt.
B. Tăng tỉ trọng chăn nuôi gia súc.
C. Tăng tỉ trọng chăn nuôi gia cầm.
D. Giảm tỉ trọng chăn nuôi gia súc
- Câu 6 : Nhận xét đúng về thu nhập bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2008.
A. Các quốc gia đều tăng,nhưng không đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.
B. Các quốc gia đều tăng,nhưng không đồng đều, có sự chênh lệch rất nhỏ giữa các nước.
C. Các quốc gia đều tăng,nhưng rất đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.
D. Các quốc gia không tăng, không đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.
- Câu 7 : Sử dụng Atlat địa lý trang 14 và trang 8, hãy cho biết khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là?
A. Than bùn, quặng sắt
B. Đá vôi, dầu khí
C. Dầu mỏ, quặng sắt
D. Dầu khí, bô xít
- Câu 8 : Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là?
A. thiếu nước vào mùa khô, ngập lụt trên diện rộng
B. sự thất thường của nhịp điệu mùa
C. độ dốc sông ngòi lớn
D. bão lũ, trượt lở đất, hạn hán
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, cho biết nhận định đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm là?
A. Diện tích giảm, sản lượng giảm
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng
C. Diện tích tăng, sản lượng giảm
D. Diện tích giảm, sản lượng tăng
- Câu 10 : Cho bảng số liệu: Lượng khách du lịch quốc tế đến ASEAN (1992- 2002). Đơn vị: triệu lượt người
A. Vẽ biểu đồ đường
B. Vẽ biểu đồ cột chồng
C. Vẽ biểu đồ tròn
D. Vẽ biểu đồ miền
- Câu 11 : Trong cơ cấu lao động có việc làm theo thống kê năm 2005, lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về?
A. Công nghiệp – xây dựng
B. Nông – lâm – ngư nghiệp
C. Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
D. Dịch vụ- xây dựng
- Câu 12 : Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh về?
A. trồng cây công nghiệp
B. chăn nuôi lợn, gia cầm.
C. khai thác thủy sản
D. sản xuất lúa nước
- Câu 13 : Diện tích đất phèn của đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu tập trung ở đâu?
A. dọc sông Tiền, sông Hậu
B. dọc ven biển
C. ở các vùng trũng
D. các bãi phù sa mới
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng với sự phân bố mưa ở nước ta?
A. Lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ
B. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng V đến tháng X
C. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam
D. Khu vực cực Nam Trung Bộ mưa ít nhất
- Câu 15 : Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là?
A. hay đổi giống cây trồng
B. phát triển các mô hình kinh tế trang trại
C. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến
D. nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn lao động
- Câu 16 : Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng thuận lợi trong việc giao lưu với các vùng khác và thực hiện kinh tế mở nhờ
A. vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông vận tải được nâng cấp
B. có thế mạnh về nông phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
C. có nguồn tài nguyên khoáng sản và thủy điện phong phú.
D. thế mạnh về kinh tế biển, chăn nuôi gia súc và cây công nghiệp
- Câu 17 : Yếu tố nào sau đây dẫn đến năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước?
A. trình độ thâm canh cao
B. đất đai màu mỡ
C. hệ thống thủy lợi tốt
D. lịch sử khai thác lâu đời
- Câu 18 : Giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là?
A. phát triển thủy lợi
B. thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
D. phát triển công nghiệp chế biến.
- Câu 19 : Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của sự phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?
A. Phân bố gần các cảng biển.
B. Phân bố ven các đô thị lớn
C. Phân bố gần nguồn nguyên liệu.
D. Phân bố gần thị trường tiêu thụ
- Câu 20 : Các c?ây công nghiệp lâu năm ở nước ta chủ yếu là
A. cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dừa,điều
B. cà phê, cao su, bông, chè, dừa,điều.
C. cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, mía, lạc
D. cà phê, đay, dâu tằm, chè, dừa,điều
- Câu 21 : Vùng gò đồi trước núi vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh về?
A. chăn nuôi gia súc lớn
B. chăn nuôi gia cầm.
C. trồng cây công nghiệp hàng năm
D. phát triển cây lương thực
- Câu 22 : Nhân tố nào dẫn đến sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên?
A. Trình độ thâm canh
B. Điều kiện về địa hình
C. Đất đai và khí hậu
D. Tập quán sản xuất
- Câu 23 : Công nghiệp của các nước Đông Nam Á đang phát triển theo hướng ?
A. Tăng cường liên kết, liên doanh với nước ngoài
B. Đầu tư ra nước ngoài nhiều
C. Nhập công nghệ từ nước ngoài vào để sản xuất
D. Không liên kết, liên doanh với nước ngoài, tự sản xuất
- Câu 24 : Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là?
A. Bắc – Nam và vòng cung
B. Tây Bắc – Đông Nam và Đông – Tây
C. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
D. Tây Bắc – Đông Nam và Bắc Nam
- Câu 25 : Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì ?
A. tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.
B. có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
C. có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
D. số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới
- Câu 26 : Biểu hiện của khí hậu đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là?
A. mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt
B. khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, độ ẩm tăng
C. khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, độ ẩm tăng
D. khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, độ ẩm giảm
- Câu 27 : Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch
B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
C. Chăn nuôi gia cầm
D. Trồng và chế biến cây công nghiệp
- Câu 28 : Hạn chế lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
A. tài nguyên khoáng sản không thật phong phú
B. cơ sở vật chất- kĩ thuật chưa đồng bộ
C. chất lượng nguồn lao động còn hạn chế.
D. thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp còn hạn chế.
- Câu 29 : Sự phân hóa thiên nhiên giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc chủ yếu là do?
A. tác động của tín phong với độ cao địa hình
B. tác động của vĩ độ và hướng các dãy núi
C. tác động của gió mùa và hướng các dãy núi
D. tác động cuả gió mùa và dãy hội tụ nhiệt đới
- Câu 30 : Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng đặc dụng?
A. trồng cây gây rừng trên đất trống đồi trọc.
B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.
- Câu 31 : Nguyên nhân nào quan trọng nhất làm cho sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn sản lượng khai thác thủy sản?
A. Nuôi trồng chủ động về sản lượng và chất lượng để phục vụ thị trường.
B. Có nhiều sông suối, kênh rạch, đầm phá tạo điều kiện để nuôi trồng phát triển.
C. Người dân có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ được mở rộng.
D. Phương tiện ngày càng hiện đại, dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
- Câu 32 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?
A. Hà Nội, Biên Hòa
B. Hà Nội, Đà Nẵng.
C. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
D. Hà Nội, Hải Phòng
- Câu 33 : Trong các ngành giao thông sau, ngành nào quan trọng nhất đối với vận tải giữa các vùng trong nước?
A. Đường ô tô
B. Đường biển
C. Đường hàng không
D. Đường sắt.
- Câu 34 : Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là?
A. quan tâm đến thị trường tiêu thụ
B. sản phẩm chủ yếu để tiêu thu tại chỗ
C. phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ nước ta
D. mỗi địa phương sản xuất nhiều loại
- Câu 35 : Đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông nước ta là?
A. đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại
B. có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp
C. thiếu lao động có trình độ cao.
D. quy trình nghiệp vụ mang tính thủ công
- Câu 36 : Vùng có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản và thủy điện bậc nhất nước ta là?
A. Tây Nguyên
B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 37 : Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT QUA CÁC NĂM
A. Diện tích lúa, ngô, đậu tương đều tăng.
B. Diện tích lúa tăng nhanh hơn diện tích ngô.
C. Diện tích ngô tăng nhanh hơn diện tích lúa.
D. Diện tích ngô tăng nhanh, đỗ tương tăng chậm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)