Đề thi giữa HK2 môn Công Nghệ 7 năm 2021 Trường TH...
- Câu 1 : Chọn phương án đúng: Thức ăn cung cấp (1)……………. cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
A. Chất béo
B. Chất giàu protein
C. năng lượng
D. Chất dinh dưỡng
- Câu 2 : Hoàn thành câu sau: Cho ăn thức ăn (1)……………, vật nuôi sẽ cho nhiều (2)………………. chăn nuôi và chống được bệnh tật.
A. (1): các chất dinh dưỡng, (2): sản phẩm
B. (1): các chất khoáng, (2): sản phẩm
C. (1): tốt và đủ, (2): sản phẩm
D. (1): các chất dinh dưỡng, (2): Sữa
- Câu 3 : Để phát triển chăn nuôi toàn diện, cần phải đa dạng hóa về?
A. Các loại vật nuôi.
B. Quy mô chăn nuôi.
C. Thức ăn chăn nuôi.
D. Cả A và B đều đúng.
- Câu 4 : Mục đích cuối cùng của nhiệm vụ ngành chăn nuôi ở nước ta là để?
A. Phát triển chăn nuôi toàn diện.
B. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý
D. Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Câu 5 : Năng suất sữa của giống Bò Hà Lan là?
A. 3500 – 4000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con
B. 1400 – 2100 kg/chu kì ngày tiết sữa/con
C. 5500 – 6000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con
D. 5000 – 5500 kg/chu kì ngày tiết sữa/con
- Câu 6 : Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống bò Sin là?
A. 7,9%
B. 3,8 – 4%
C. 4 – 4,5%
D. 5%
- Câu 7 : Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm?
A. Điều kiện môi trường.
B. Sự chăm sóc của con người.
C. Đặc điểm di truyền.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
- Câu 8 : Số biện pháp quản lí giống vật nuôi là?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 9 : Biện pháp không được sử dụng để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
A. Phải có mục đích rõ ràng.
B. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia.
C. Quản lí giống chặt chẽ, tránh giao phối cận huyết.
D. Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.
- Câu 10 : Ước tính khối lượng lợn theo công thức?
A. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 87.
B. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 87,5.
C. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 97.
D. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 97,5.
- Câu 11 : Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là:
A. Sự sinh trưởng.
B. Sự phát dục.
C. Phát dục sau đó sinh trưởng.
D. Sinh trưởng sau đó phát dục.
- Câu 12 : Trứng sau khi thụ tinh sẽ hình thành?
A. Cá thể con.
B. Giao tử
C. Hợp tử.
D. Cá thể già.
- Câu 13 : Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Bột cá Hạ Long là?
A. Chất xơ.
B. Protein.
C. Gluxit.
D. Lipid.
- Câu 14 : Việc sản xuất vắc-xin thường hay được thử nghiệm trên con vật nào?
A. Lợn
B. Chuột
C. Tinh tinh
D. Gà
- Câu 15 : Trình bày khái niệm giống vật nuôi?
A. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi không chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.
B. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do tự nhiên vốn có. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.
C. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.
D. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì khác nhau về ngoại hình và sức sản xuất.
- Câu 16 : Cho biết giống Lợn Lan đơ rát thuộc giống lợn theo hướng sản xuất nào?
A. Giống kiêm dụng.
B. Giống lợn hướng mỡ.
C. Giống lợn hướng nạc.
D. Tất cả đều sai.
- Câu 17 : Qúa trình buồng trứng của con cái lớn lên cùng với sự phát triển của cơ thể gọi là?
A. Sự sinh trưởng.
B. Sự phát dục.
C. Phát dục sau đó sinh trưởng.
D. Sinh trưởng sau đó phát dục.
- Câu 18 : PP chọn lọc nào: Đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống là?
A. Chọn lọc hàng loạt.
B. Kiểm tra năng suất.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
- - Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 1 Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
- - Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 2 Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng
- - Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 3 Một số tính chất của đất trồng
- - Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 6 Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất
- - Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 7 Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
- - Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 4 Thực hành: Xác định các thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay)
- - Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 5 Thực hành: Xác định độ PH của đất bằng phương pháp so màu
- - Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 8 Thực hành: Nhận biết một số loại phân bón hóa học thông thường
- - Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 9 Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
- - Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 10 Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồng