Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 -...
- Câu 1 : Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở nước ta là
A. khoáng sản, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và nông, lâm thủy sản.
B. máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.
C. sản phẩm công nghiệp ô tô, xe máy và điện tử dân dụng.
D. sản phẩm luyện kim, cơ khí và thực phẩm.
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat trang 21, hãy cho biết ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở nuớc ta mới chỉ xuất hiện ở các trung tâm nào?
A. Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu
B. Hà Nội, Đà Nẵng
C. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh
D. Hà Nội, Hải Phòng
- Câu 3 : Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2016
A. Diện tích lúa tăng chậm hơn ngô
B. Sản lượng lúa luôn cao hơn
C. Diện tích ngô luôn nhỏ và tăng chậm hơn lúa
D. Sản lượng ngô tăng nhanh hơn lúa
- Câu 4 : Vai trò quan trọng nhất của rừng đặc dụng là
A. bảo vệ môi trường nước và môi trường đất.
B. phát triển du lịch sinh thái.
C. bảo vệ hệ sinh thái và các giống loài quý hiếm.
D. nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Câu 5 : Loại cây công nghiệp được trồng phổ biến trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ của nước ta là
A. chè
B. cà phê
C. cao su
D. hồ tiêu
- Câu 6 : Vùng có đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay
A. Đông Nam Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đồng bằng sông Hồng.
- Câu 7 : Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước được thể hiện ở
A. là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau.
B. là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.
C. là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước.
D. là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất nước.
- Câu 8 : Vùng Bắc Trung bộ phải hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp vì:
A. vừa có thế mạnh để phát triển trong khi tỉ trọng công nghiệp còn rất thấp so với cả nước.
B. có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu chung của vùng.
C. vừa tạo cơ cấu ngành, vừa tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu trong không gian.
D. khai thác thế mạnh sẵn có của vùng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Câu 9 : So với Trung du và miền núi Bắc Bộ thì Đồng bằng sông Hồng không có đặc điểm nào dưới đây
A. có mùa đông lạnh hơn
B. có tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp cao hơn.
C. có số dân đông hơn
D. có kinh tế phát triển hơn.
- Câu 10 : So với các vùng khác trong cả nước, Bắc Trung Bộ là vùng
A. không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
B. chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam mạnh nhất nước ta.
C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh nhất nước ta.
D. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất nước ta.
- Câu 11 : Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là:
A. điều kiện địa hình.
B. trình độ thâm canh.
C. điều kiện đất đai và khí hậu.
D. truyền thống sản xuất.
- Câu 12 : Căn cứ vào Atlat trang 10, hãy cho biết tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần luợt là?
A. tháng 11, tháng 8, tháng 10.
B. tháng 10, tháng 8, tháng 11.
C. tháng 10, tháng 8, tháng 10.
D. tháng 9, tháng 8, tháng 11.
- Câu 13 : Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản nước ta còn thấp chủ yếu là do
A. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới.
B. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.
C. người dân thiếu kinh nghiệm
D. nguồn lợi cá đang bị suy thoái.
- Câu 14 : Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.
B. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang được phát triển ở nhiều tỉnh.
C. Tập trung đánh bắt gần bờ, hạn chế việc đánh bắt xa bờ.
D. Sản lượng cá biển chiếm phần lớn sản lượng thủy sản của vùng.
- Câu 15 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế của khẩu nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Tây Trang.
B. Cầu Treo.
C. Móng Cái.
D. Lào Cai.
- Câu 16 : Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là cơ sở để
A. phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng.
B. phát triển các ngành công nghiệp nặng.
C. phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.
D. phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng
- Câu 17 : Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2014 (Đơn vị: Triệu USD)Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010-2014, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột.
B. Đường.
C. Miền.
D. Tròn.
- Câu 18 : Quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào dưới đây?
A. Đông Nam Bộ
B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Câu 19 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế có qui mô trên 100 nghìn tỉ đồng của vùng Đông Nam Bộ là
A. Biên Hòa.
B. Vũng Tàu.
C. Thủ Dầu Một.
D. TP. Hồ Chí Minh.
- Câu 20 : Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sản lượng lương thực của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây là:
A. đẩy mạnh khai hoang, tăng diện tích
B. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất
C. Nhu cầu về lương thực tăng cao
D. Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất
- Câu 21 : Hạn chế lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. có nhiều thiên tai như bão,lũ lụt, rét đậm, sương muối.
B. thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
C. dân số quá đông, mật độ dân số cao.
D. diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng thu hẹp nhanh.
- Câu 22 : Nguồn năng lượng nào sau đây chưa được khai thác để sản xuất điện ở nước ta?
A. Thủy năng
B. Than
C. Khí đốt
D. Địa nhiệt
- Câu 23 : Đặc điểm không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm là
A. có thế mạnh lâu dài cả về tự nhiên và kinh tế- xã hội.
B. mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội
C. sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn.
D. thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
- Câu 24 : gió mùa Đông Bắc khi đến vùng Bắc Trung Bộ
A. đã bị suy yếu, không còn ảnh hưởng tới vùng.
B. vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh
C. chỉ làm ảnh hưởng tới các khu vực núi cao.
D. chỉ làm ảnh hưởng tới khu vực ven biển.
- Câu 25 : Căn cứ vào Atlat trang 9, hãy cho biết khu vực nào chịu ảnh huởng của gió Tây khô nóng rõ nét nhất ở nuớc ta?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Tây Bắc
D. Bắc Trung Bộ
- Câu 26 : Căn cứ vào Atlat trang 11, hãy cho biết phần lớn diện tích đất mặn ở nuớc ta tập trung ở vùng nào?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 27 : Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế để phát triển nền kinh tế mở vì
A. có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu
B. vị trí tiếp giáp với Campuchia
C. có quốc lộ 1 xuyên suốt các tỉnh.
D. do tiếp giáp với vùng Tây Nguyên rộng lớn
- Câu 28 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam là
A. Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn
B. Cố đô Huế, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An
C. Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
D. Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long
- Câu 29 : Ý nào sau đây không thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta?
A. Tạo sự phân công lao động theo ngành.
B. Hình thành các vùng kinh tế động lực.
C. Hình thành các vùng chuyên canh, khu công nghiệp.
D. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
- Câu 30 : Căn cứ vào Atlat trang 15, hãy cho biết đô thị nào có quy mô dân số từ 200 001 - 500 000 nguời?
A. Biên Hoà
B. Đà Nẵng
C. Cần Thơ
D. Hạ Long
- Câu 31 : Khoáng sản phi kim loại Apatit ở Lào Cai chủ yếu được sử dụng để
A. sản xuất thuốc trừ sâu.
B. sản xuất phân bón.
C. sản xuất chất đốt.
D. sản xuất vật liệu xây dựng.
- Câu 32 : Căn cứ vào Atlat trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia nào không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Phú Quốc
B. Tràm Chim
C. U Minh Thuợng
D. Lò Gò - Xa Mát
- Câu 33 : Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân số của Đồng bằng sông Hồng?
A. Người lao động có kinh nghiệm và trình độ sản xuất
B. Là vùng đông dân nhất nước ta.
C. Có nguồn lao động dồi dào.
D. Phần lớn dân số sống ở thành thị.
- Câu 34 : Đặc điểm nào dưới đây không phải của nguồn lao động nước ta?
A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
B. Nguồn lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo.
C. Có kinh nghiệm sản xuất tích lũy qua nhiều thế hệ.
D. Đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân lành nghề phong phú.
- Câu 35 : Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là
A. kinh tế cá thể.
B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C. kinh tế Nhà nước
D. kinh tế ngoài Nhà nước
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)