Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường TH...
- Câu 1 : Vùng đất của nước ta bao gồm phần đất liền và khu vực nào?
A. đảo xa bờ
B. quần đảo.
C. hải đảo.
D. đảo ven bờ.
- Câu 2 : Hướng tây bắc - đông nam ở nước ta thể hiện ở vùng núi?
A. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
B. Trường Sơn Nam và Tây Bắc.
C. Đông Bắc và Tây Bắc.
D. tả ngạn sông Hồng đến Móng Cái.
- Câu 3 : Dựa vào Atltat Địa lý VN trang 14, xác định trên lát cắt A – B đỉnh núi cao nhất nằm trên cao nguyên nào sau đây?
A. Di Linh.
B. Lâm Viên.
C. Đắc Lắc.
D. Pleiku.
- Câu 4 : Vùng có biểu hiện động đất yếu nhất nước ta là?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Nam Bộ
D. Cực Nam Trung Bộ
- Câu 5 : Qua nội dung Atlat Địa lí trang 10, hồ Trị An thuộc hệ thống sông?
A. Thu Bồn.
B. Cả
C. Đồng Nai
D. Mã
- Câu 6 : Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam, xác định khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng nào của nước ta?
A. Vịnh Bắc Bộ.
B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ
D. Nam Trung Bộ
- Câu 7 : Ở nước ta, loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là?
A. đất phèn, đất mặn
B. đất cát, đất cát pha
C. đất feralit
D. đất phù sa ngọt.
- Câu 8 : Gió mùa mùa hạ của nước ta hoạt động trong thời gian nào?
A. Từ tháng IV đến tháng XI.
B. Từ tháng V đến tháng X.
C. Từ tháng XI đến tháng IV.
D. Từ tháng V đến tháng XI.
- Câu 9 : Dựa vào atlat Địa lí trang 10 cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Hồng?
A. sông Hương
B. sông Chảy
C. sông Mã
D. sông Lô
- Câu 10 : Dựa vào atlat Địa lí trang 15, cho biết trong các thành phố trực thuộc Trung ương thành phố nào có quy mô dân số nhỏ nhất?
A. Hà Nội.
B. Hải Phòng
C. Đà Nẵng
D. TP. Hồ Chí Minh
- Câu 11 : Chất lượng lao động ngày càng nâng cao chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Giáo dục, văn hóa và y tế ngày càng phát triển.
B. Dân số đông, gia tăng còn nhanh.
C. Các đô thị có nguồn lao động kĩ thuật cao.
D. Người lao động cần cù sáng tạo.
- Câu 12 : Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng?
A. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.
B. giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
C. giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. tăng nhanh tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Câu 13 : Dựa vào atlat Địa lí trang 28, xác định vịnh Vân Phong thuộc tỉnh?
A. Phú Yên.
B. Khánh Hòa
C. Bình Thuận.
D. Ninh Thuận.
- Câu 14 : Dựa vào Atlat Địa lí trang 19, xác định tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta là?
A. Gia Lai.
B. Lâm Đồng.
C. Đắc Lắc.
D. Bình Phước
- Câu 15 : Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã thuộc loại?
A. rừng khoanh nuôi
B. rừng sản xuất
C. rừng đặc dụng
D. rừng phòng hộ
- Câu 16 : Dựa vào Atlat Địa lí trang 28, cho biết ở Duyên Hải Nam Trung Bộ cây bông được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Nam.
B. Bình Thuận
C. Quảng Ngãi.
D. Ninh Thuận
- Câu 17 : Dựa vào atlat Địa lí trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng là?
A. Hà Nội, Hải Phòng
B. Hà Nội, TP. HCM.
C. Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu
D. TP. HCM, Thủ Dầu Một.
- Câu 18 : Dựa vào trang 23 Atlat Địa lí, xác định Tây Nguyên được nối với Đông Nam Bộ bằng các tuyến?
A. quốc lộ 19 và 21
B. quốc lộ 14 và 19
C. quốc lộ 14 và 20
D. quốc lộ 20 và 21
- Câu 19 : Việt Nam không có khí hậu khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi do?
A. chịu ảnh hưởng của Biển Đông, gió mùa, gió mậu dịch.
B. chịu ảnh hưởng của Frông, gió mùa, gió mậu dịch.
C. chịu ảnh hưởng của gió mùa, gió Tín phong ẩm ướt.
D. do lãnh thổ Việt Nam kéo dài nhiều vĩ độ và hẹp ngang.
- Câu 20 : Vai trò chính của rừng ven biển của Bắc Trung Bộ là?
A. điều hòa dòng chảy của sông ngòi
B. ngăn chặn sự xâm nhập mặn của biển.
C. để khai thác và chế biến gỗ.
D. chắn gió bão, cát bay, cát chảy.
- Câu 21 : Những vùng nào sau đây không có khu kinh tế ven biển?
A. Đồng bằng Sông Hồng
B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ
- Câu 22 : Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa TDMNBB với Tây Nguyên là?
A. trình độ thâm canh.
B. đất đai và khí hậu.
C. điều kiện địa hình.
D. truyền thống sản xuất.
- Câu 23 : Dân cư tập trung đông đúc ở ĐBSH không phải là do?
A. vùng mới được khai thác gần đây.
B. có nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất
C. trồng lúa nước cần nhiều lao động.
D. điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
- Câu 24 : Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của ĐBSH là?
A. có mật độ dân số cao
B. thiếu nguyên liệu tại chỗ.
C. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
D. cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến.
- Câu 25 : Quốc lộ nào sau đây có vai trò quan trọng nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của TDMNBB?
A. Quốc lộ 32.
B. Quốc lộ 5
C. Quốc lộ 1
D. Quốc lộ 6
- Câu 26 : Dựa vào atlat Địa lí trang 27, xác định tỉnh nào sau đây ở BTB trồng nhiều cà phê, cao su và hồ tiêu?
A. Thanh Hóa.
B. Nghệ An.
C. Quảng Bình
D. Quảng Trị
- Câu 27 : Dựa vào atlat Địa lí trang 27 xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam các khu kinh tế ven biển BTB là?
A. Na Mèo, Nậm Cấn, Lao Bảo
B. Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây-Lăng Cô.
C. Na Mèo, Nậm Cấn, Chân Mây-Lăng Cô.
D. Nghi Sơn, Vũng Áng, Lao Bảo
- Câu 28 : Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên, vì rất cần thiết cho?
A. thau chua và rửa mặn đất đai.
B. hạn chế nước ngầm hạ thấp.
C. ngăn chặn sự xâm nhập mặn.
D. tăng cường phù sa cho đất
- Câu 29 : Vùng đồi trước núi ở BTB có thế mạnh?
A. trồng cây công nghiệp lâu năm.
B. trồng cây công nghiệp hằng năm.
C. trồng cây lương thực.
D. chăn nuôi lợn gà, vịt.
- Câu 30 : Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
A. Cột
B. Tròn
C. Miền
D. Kết hợp
- Câu 31 : Cây chè trồng nhiều ở Tây Nguyên chủ yếu do nhân tố nào sau đây?
A. Diện tích đất đỏ bazan lớn.
B. Khí hậu phân hóa theo độ cao.
C. Nguồn nước tưới dồi dào.
D. Nguồn lao động nhiều kinh nghiệm
- Câu 32 : Phát biểu nào sau đây đúng với tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp?
A. có nhiều đồng bằng phù sa, nhiệt ẩm dồi dào.
B. có điều kiện thuận lợi để thâm canh, luân canh, tăng vụ.
C. phát triển các loại cây trồng nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
D. phát triển nghề khai thác, nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
- Câu 33 : Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là?
A. đới rừng gió mùa cận xích đạo.
B. đới rừng xích đạo.
C. đới rừng gió mùa nhiệt đới
D. đới rừng nhiệt đới.
- Câu 34 : Cho bảng số liệu:TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2010 VÀ 2015
A. Phi-lip-pin tăng chậm nhất
B. Xin-ga-po tăng ít nhất.
C. Thái Lan tăng ít nhất
D. Việt Nam tăng nhanh nhất.
- Câu 35 : Nhận định nào sau đây không đúng về sản phẩm chuyên môn hóa giữa TDMNBB với Tây Nguyên?
A. TDMNBB chè trồng nhiều hơn Tây Nguyên
B. TDMNBB trâu nuôi nhiều hơn Tây Nguyên
C. Cao su trồng được cả hai vùng Tây Nguyên và TDMNBB
D. Cà phê ở Tây Nguyên có diện tích lớn hơn TDMNBB.
- Câu 36 : Ở nước ta, đặc điểm không đúng về vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ là?
A. giáp với các vùng trọng điểm sản xuất lương thực.
B. cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. giáp Biển Đông rộng lớn trên 3260 km.
D. cửa ngõ ra biển của các tỉnh của Tây Nguyên.
- Câu 37 : Đồng bằng Sông Cửu long và đồng bằng Sông Hồng có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thành trên vùng sụt lún hạ lưu sông
B. Có nhiều sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
C. Có hệ thống đê điều bao bọc xung quanh.
D. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)