Trắc nghiệm Sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộ...
- Câu 1 : Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Mông Cổ 1921 - 1924 là gì?
A. Đảng nhân dân Mông Cổ thành lập.
B. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.
C. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
D. Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ thành lập.
- Câu 2 : Điểm nổi bật nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú
B. Lan rộng khắp các quốc gia
C. Phong trào chủ tư sản phát triển.
D. Giai cấp vô sản trưởng thành, tham gia lãnh đạo cách mạng.
- Câu 3 : Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ
B. Chiến tranh Bắc Phạt bùng nổ
C. Nội chiến Quốc - Cộng bùng nổ
D. Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập
- Câu 4 : Phong trào Ngũ Tứ đã giương cao khẩu hiệu đấu tranh nào?
A. Giết hết bọn giặc bán nước
B. Trung Quốc của người Trung Quốc
C. Trung Quốc độc lập muôn năm
D. Trung Quốc bất khả xâm phạm
- Câu 5 : Phong trào giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi ở những nước châu Á nào trong giai đoạn 1919-1939?
A. Trung Quốc, Ấn Độ
B. Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì
C. Philippin, Mông Cổ
D. Việt Nam, Thổ Nhĩ Kì
- Câu 6 : Sau sự thất bại của ngọn cờ "phò vua cứu nước", tầng lớp trí thức mới ở Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường nào?
A. Quân chủ lập hiến
B. Dân chủ tư sản
C. Chuyên chính vô sản
D. Xô viết công- nông- binh
- Câu 7 : Yếu tố nào có tác động trực tiếp đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917
B. Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc
C. Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc
D. Phong trào hòa bình dân chủ dâng cao ở các nước tư bản
- Câu 8 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc là
A. Sự trưởng thành về ý thức dân tộc của các giai cấp tiên tiến trong xã hội Trung Quốc
B. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917
C. Phản đối sự chuyển giao vùng Sơn Đông do Đức kiểm soát sang cho Nhật Bản của các nước đế quốc
D. Chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh đối với Trung Quốc
- Câu 9 : Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917
B. Chính sách trút gánh nặng khủng hoảng của các nước đế quốc
C. Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc
D. Phong trào hòa bình dân chủ dâng cao ở các nước tư bản
- Câu 10 : Vì sao năm 1937, Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc lại đình chỉ nội chiến và tiến hành hợp tác với nhau?
A. Do lực lượng của hai bên suy yếu
B. Do cả hai cần tập trung lực lượng chống lại tập đoàn quân phiệt ở phía Bắc
C. Do cần tập trung lực lượng chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản
D. Do các nước đế quốc đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc
- Câu 11 : Điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong giai đoạn 1919-1939 so với giai đoạn trước là
A. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản trên vũ đài chính trị
B. Sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới- vô sản
C. Đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát xít
D. Hầu hết các cuộc đấu tranh đều giành thắng lợi
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8