Trắc nghệm Sinh học 12 (có đáp án): Một số dạng tậ...
- Câu 1 : Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn
A. Một số ít là tập tính bẩm sinh
B. Phần lớn là tập tính học được
C. Phần lớn là tập tính bẩm sinh
D. Là tập tính học được
- Câu 2 : Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, tập tính kiếm ăn
A. Phần lớn là tập tính bẩm sinh
B. Phần lớn là tập tính học được
C. Một số ít là tập tính bẩm sinh
D. Là tập tính học được
- Câu 3 : Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa?
A. Những cá thể cùng loài
B. Những cá thể khác loài
C. Những cá thể cùng lứa trong loài
D. Con với bố mẹ
- Câu 4 : Những cá thể nào thì có tập tính bảo vệ lãnh thổ?
A. những cá thể khác loài
B. những cá thể cùng loài
C. những sống trong cùng một khu vực
D. vật ăn thịt
- Câu 5 : Trong mùa sinh sản, một con chim đực có ngực đỏ thường bảo vệ lãnh thổ của chúng bằng cách tấn công những con đực khác. Thí nghiệm dùng các con chim giả có màu sắc khác nhau thì nó chỉ tấn công những con có bộ ngực đỏ. Điều này có thể do
A. Chim Robin chỉ nhận biết được màu đỏ trong số các màu tự nhiên
B. Chúng chỉ có phản ứng với những cá thể giống mình
C. Màu đỏ ở ngực chim lạ là dấu hiệu khiêu kích đối với chúng
D. Những con chim có ngực đỏ thường là những con khỏe mạnh nên được nhiều chim mái lựa
- Câu 6 : Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính
A. Kiếm ăn.
B. Sinh sản.
C. Di cư.
D. Bảo vệ lãnh thổ
- Câu 7 : Tu hú không có tập tính ấp trứng, vậy chúng duy trì nòi giống bằng cách nào
A. Tiện đâu đẻ đấy
B. Chúng đẻ số lượng trứng lớn để trừ hao
C. Chúng “đẻ nhờ” vào tổ chim khác
D. Chúng đẻ con
- Câu 8 : Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính
A. Sinh sản.
B. Bảo vệ lãnh thổ.
C. Di cư.
D. Xã hội
- Câu 9 : Trứng của loài chim “đẻ nhờ” thường nở sớm hơn trứng loài chim chủ, sau khi nở ra chim non đẩy trứng của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh. Nguyên nhân của hành động này là
A. Bố mẹ chúng dạy
B. Do trứng chim chủ làm chật tổ
C. Do bản năng sinh tồn của chúng
D. Chỉ có 1 số con chim non như vậy vì chúng hung hăng, ác độ
- Câu 10 : Cá mập con khi nở ra thường ăn luôn những quả trứng bên cạnh nó. Nguyên nhân của hành động này là:
A. Bố mẹ chúng dạy
B. Do trứng của những con cá khác làm chật chỗ trú của chúng
C. Chỉ có 1 số con cá mập con như vậy, những con cá mập con khác không ăn trứng đồng loại
D. Do bản năng sinh tồn của chúng
- Câu 11 : Chim bạc má khi trưởng thành chỉ có khoảng 30% số cá thể mới sinh ở lại quê hương, còn đa số đi tìm nơi ở mới. Đó là
A. Tập tính kiếm ăn.
B. Tập tính sinh sản.
C. Tập tính lãnh thổ.
D. Tập tính di cư
- Câu 12 : Sự định hướng của động vật di cư?
A. Động vật trên cạn định hướng nhờ vị trí của mặt trời, trăng, sao.
B. Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường của trái đất.
C. Động vật ở nước (cá) định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng
D. Tất cả các ý trên
- Câu 13 : Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính
A. Sinh sản
B. Di cư
C. Xã hội
D. Bảo vệ lãnh thổ
- Câu 14 : Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính
A. Bảo vệ lãnh thổ.
B. Sinh sản.
C. Di cư.
D. Xã hội
- Câu 15 : Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, rất nhiều ong lính xông ra đốt nó, sau đó ong chết la liệt. Giải thích đúng về sự hi sinh của các con ong lính trong trường hợp này là
A. Ong có tính hung hăng
B. Chúng không biết hậu quả của việc mình làm
C. Hành động này được khởi xướng từ con đầu đàn, còn những con khác bắt chước
D. Do tập tính vị tha
- Câu 16 : Kiến lính sắn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính
A. Thứ bậc.
B. Bảo vệ lãnh thổ.
C. Vị tha.
D. Di cư
- Câu 17 : Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp, là ứng dụng của loại tập tính
A. Hỗn hợp
B. Thứ sinh.
C. Bắt mồi
D. Bẩm sinh
- Câu 18 : Ngửi thấy mùi hôi của hổ, các con hươu chạy trốn. Những con thỏ kiếm ăn gần đó thấy thế cũng lập tức bỏ chạy. Kích thích dấu hiệu làm xuất hiện tập tính tự vệ ở thỏ là
A. Mùi hôi của hổ
B. Tiếng gầm của hổ
C. Hình ảnh bỏ chạy của đàn hươu
D. Mùi đặc trưng của hươu
- Câu 19 : Cảm nhận thấy nguy hiểm, con khỉ canh gác kêu lên báo hiệu cho các con khác trong bầy. Những con chim đậu quanh đó cũng vội vàng bay đi. Kích thích dấu hiệu làm xuất hiện tập tính tự vệ ở chim là
A. Chim cũng nhìn thấy nguy hiểm như con khỉ
B. Tiếng hú của khỉ
C. Hình ảnh bỏ chạy của đàn khỉ
D. Mùi đặc trưng của khỉ
- Câu 20 : Trái ngược với tập tính vị tha là tập tính
A. Thứ bậc
B. Ích kỷ
C. Xã hội
D. Kiếm ăn
- Câu 21 : Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ
A. Đàn gà
B. Đàn ngựa
C. Đàn hổ
D. Đàn kiến
- Câu 22 : Trong 1 đàn gà có 1 con có thể mổ bất kì con nào trong đàn là tập tính
A. Thứ bậc.
B. Bảo vệ lãnh thổ.
C. Vị tha.
D. Di cư
- Câu 23 : Tập tính phản ánh mối quan hệ khác loài là
A. Tập tính sinh sản
B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
C. Tập tính di cư
D. Tập tính kiếm ăn
- Câu 24 : Tập tính nào sau đây không phản ánh mối quan hệ cùng loài
A. Tập tính sinh sản
B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
C. Tập tính kiếm ăn
D. Tập tính di cư
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước