- Các nhân tố tiến hóa phần 2
- Câu 1 : Nhân tố tiến hóa có vai trò định hướng cho quá trình tiến hóa nhỏ là
A các cơ chế cách li
B chọn lọc tự nhiên
C phân li tính trạng
D quá trình đột biến
- Câu 2 : Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trước tiên lên
A kiểu hình của cá thể
B quần thể
C cá thể
D kiểu gen của cá thể
- Câu 3 : Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là
A đột biến và thường biến.
B đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
C đột biến và biến dị tổ hợp.
D biến dị cá thể và biến dị xác định.
- Câu 4 : Thực chất của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại là
A phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
B tạo ra những cá thể có khả năng phản ứng linh hoạt trước sự thay đổi của môi trườnghình thành những tổ hợp gen có tiềm năng thích nghi
C hình thành những tổ hợp gen có tiềm năng thích nghi
D phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài
- Câu 5 : Phát biểu nào dưới đây về tác động của chọn lọc tự nhiên (CLTN) là không đúng ?
A CLTN không tác động đối với từng gen riêng rẽ
B CLTN tác động đối với toàn bộ kiểu gen
C CLTN không tác động đối với từng cá thể riêng rẽ
D CLTN tác động đối với cả quần thể
- Câu 6 : Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là không đúng ?
A Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi
B Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
C CLTN không tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể
D CLTN đảm bảo sự sống sót của những cá thể mang các đột biến có lợi qua đó đảm bảo trạng thái cân bằng thành phần kiểu gen của quần thể
- Câu 7 : Nhận xét nào dưới đây là không hợp lý ?
A Sự cạnh tranh không những xảy ra giữa những nhóm cá thể thuộc các tổ, các dòng trong một quần thể mà còn xảy ra đối với cá thể cùng loài
B Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi
C Trong thiên nhiên loài phân bố thành những quần thể cách ly nhau bởi những khoảng thiếu điều kiện thuận lợi
D Chọn lọc quần thể xảy ra sau khi quá trình chọn lọc cá thể được chọn lọc xong
- Câu 8 : Trên quan điểm di truyền học, cơ thể thích nghi trước hết phải
A trở thành một đối tượng chọn lọc
B mang kiểu gen tập hợp được nhiều đột biến trung tính
C cách ly các cá thể trong quần thể gốc
D có kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường để đảm bảo sự sống sót của cá thể
- Câu 9 : Điều nào sau đây là không đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) theo quan niệm hiện đại ?
A Thực chất của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
B Đối tượng tác động chủ yếu của CLTN là cá thể và quần thể
C CLTN là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá
D Đột biến và thường biến đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên
- Câu 10 : Theo quan niệm hiện đại, mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là
A duy trì kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi đối với môi trường
B phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C đảm bảo sự sống sót của những cá thể mang đặc điểm có lợi hơn trong quần thể.
D làm tăng tỷ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể
- Câu 11 : Một quần thể lớn giao phồi ngẫu nhiên không có di - nhập gen và chọn lọc. Sau một thời gian con người săn bắt các cá thể có tính trạng trội thì:
A Tần số gen đồng hợp trội và lặn tăng, tần số gen dị hợp giảm.
B Tần số gen đồng hợp trội tăng, tần số gen đồng hợp lặn và dị hợp giảm.
C Tần số gen trội giảm, tần số gen đồng hợp lặn tăng
D Tần số gen đồng hợp trội giảm, tần số gen đồng hợp lặn tăng.
- Câu 12 : Trong quá trình tiến hoá sinh vật, một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể, nguyên nhân là do tác động của
A các yếu tố ngẫu nhiên.
B đột biến.
C di - nhập gen.
D giao phối không ngẫu nhiên.
- Câu 13 : Quá trình tiến hoá của sinh vật chịu tác động của các yếu tố
A 1, 2, 6.
B 2, 3, 6.
C 3, 4, 5
D 1, 2, 5.
- Câu 14 : Di - nhập gen được coi là một nhân tố tiến hoá vì di - nhập gen
A được thực hiện thông qua trao đổi giao tử, cá thể giữa các quần thể.
B làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
D làm nghèo vốn gen của quần thể.
- Câu 15 : Trong quá trình tiến hoá, một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến do
A sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên.
B sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
C sự tác động của di - nhập gen.
D chọn lọc vận động.
- Câu 16 : Nhân tố có thể làm phong phú thêm vốn gen của quần thể là
A di - nhập gen.
B chọn lọc tự nhiên.
C các yếu tố ngẫu nhiên.
D giao phối không ngẫu nhiên.
- Câu 17 : Di nhập gen là hiện tượng
A trao đổi cá thể giữa các quần thể.
B trao đổi cá thể giữa các loài.
C sự xuất cư các cá thể sang quần thể lân cận.
D sự nhập cư của cá thể từ nơi khác tới.
- Câu 18 : Thuyết tiến hóa hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện ở chỗ:
A Nêu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh
B Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền
C Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị
D Đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới
- Câu 19 : Quá trình tiến hoá của sinh vật chịu tác động của các yếu tố1. Đột biến, 2. Chọn lọc tự nhiên, 3. Giao phối ngẫu nhiên,4. Cách ly, 5. Giao phối không ngẫu nhiên, 6. Các yếu tố ngẫu nhiên.Các yếu tố có thể làm thay đổi tần số alen của các gen trong quần thể là
A 1, 2, 6.
B 2, 3, 6.
C 3, 4, 5
D 1, 2, 5.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen