Trắc nghiệm Sinh 11 bài 44: Sinh sản vô tính ở độn...
- Câu 1 : Sinh sản vô tính ở động vật là ?
A. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
B. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tỉnh trùng và trứng.
D. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
- Câu 2 : Trong sinh sản vô tính các cá thể mới sinh ra:
A. giống nhau và giống cá thể gốc.
B. khác nhau và giống cá thể gốc.
C. giống nhau và khác cá thể gốc.
D. cả 3 phương án trên.
- Câu 3 : Sinh sản vô tính ở động vật chủ yếu dựa trên các hình thức phân bào nào ?
A. Trực phân và nguyên phân.
B. Trực phân và giảm phân.
C. Giảm phân và nguyên phân.
D. Trực phân, giảm phân và nguyên phân.
- Câu 4 : Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở:
A. phân bào giảm nhiễm
B. phân bào nguyên nhiễm
C. phân bào giảm nhiễm và phân bào nguyên nhiễm
D. phân bào giảm nhiễm, phân bào nguyên nhiễm và thụ tinh
- Câu 5 : Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật ?
A. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
C. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường
- Câu 6 : Ưu điểm của sinh sản vô tính là
A. tạo ra các cá thể con đa dạng và phong phú.
B. tạo ra các cá thể con thích nghi cao với điều kiện môi trường.
C. sinh sản dễ dàng trong điều kiện quần thể có số lượng nhỏ.
D. sinh sản vô tính đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa.
- Câu 7 : Hạn chế của sinh sản vô tính là ?
A. tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điểu kiện môi trường thay đổi.
B. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
C. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
D. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.
- Câu 8 : Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, vì sao?
A. Các cá thể giống hệt nhau về kiểu gen.
B. Các cá thể khác nhau về kiểu gen.
C. Do thời tiết khắc nghiệt.
D. Tất cả đều sai.
- Câu 9 : Những hình thức sinh sản vô tính nào chỉ có ở động không xương sống ?
A. Phân đôi, nảy chồi.
B. Trinh sinh, phân đôi.
C. Trinh sinh, phân mảnh.
D. Phân mảnh, nảy chồi.
- Câu 10 : Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sống ?
A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Trinh sinh.
D. Phân mảnh.
- Câu 11 : Có bao nhiêu loài sinh vật sau đây có hình thức sinh sản trinh sinh?
(1). Ong. (2). Chuột túi.
(3). Mối. (4). Ếch.
(5). Rệp. (6). Kiến.
(7). Muỗi. (8). Thằn lằn đá.A. 2
B. 6
C. 4
D. 8
- Câu 12 : Kiểu sinh sản nào sau đây bao gồm các kiểu còn lại
A. phân đôi.
B. phân mảnh.
C. nảy chồi.
D. sinh sản vô tính.
- Câu 13 : Sinh sản vô tính gồm các kiểu?
A. phân đôi, phân mảnh.
B. phân mảnh, nảy chỗi.
C. nảy chồi, trinh sản.
D. Cả A và C.
- Câu 14 : Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất ?
A. Phân đôi.
B. Trinh sinh.
C. Nảy chồi
D. Phân mảnh.
- Câu 15 : Từ một cơ thể mẹ chỉ hình thành được 2 cơ thể mới giống nhau và giống hệt mẹ được gọi là
A. trực phân
B. phân bào nguyên nhiễm
C. phân mảnh
D. sinh đôi
- Câu 16 : Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở
A. giun dẹp và giun đất.
B. vi khuẩn và động vật đơn bào.
C. trùng roi và thuỷ tức.
D. bọt biển và trùng đế giày.
- Câu 17 : Phân đôi là hình thức sinh sản có ở:
A. động vật đơn bào và động vật đa bào.
B. động vật đơn bào
C. động vật đơn bào và giun dẹp.
D. động vật đa bào.
- Câu 18 : Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở
A. Ruột khoang.
B. Chân khớp ( tôm, cua).
C. Bọt biển.
D. Thằn lằn.
- Câu 19 : Phân mảnh là hình thức sinh sản có ở:
A. trùng roi và bọt biển.
B. bọt biển và giun dẹp.
C. a míp và trùng đế giày.
D. a míp và trùng roi
- Câu 20 : Nguyên tắc của nhân bản vô tính là chuyển nhân của tế bào
A. xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
B. xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
C. xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
D. xôma, kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
- Câu 21 : Truyền máu giữa hai anh em sinh đôi cùng trứng có thể coi là
A. tự ghép vì hai cơ thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
B. đồng ghép, vì đây là hai cơ thể khác nhau.
C. dị ghép, vì hai cơ thể có thể không cùng nhóm máu
D. trường hợp này không phải là ghép mô.
- Câu 22 : Ghép tủy giữa hai anh em sinh đôi cùng trứng có thể coi là
A. tự ghép vì hai cơ thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
B. đồng ghép, vì đây là hai cơ thể anh em sinh đôi cùng trứng.
C. dị ghép, vì hai cơ thể có thể không cùng nhóm máu.
D. trường hợp này không phải là ghép mô.
- Câu 23 : Trường hợp nào sau đây không phải là ứng dụng của sinh sản vô tính?
A. Nuôi cây mô trong môi trường nhân tạo.
B. Ghép cơ quan từ người này sang người khác.
C. Chuyển gen từ loài này sang loài khác.
D. Nhân bản vô tính ở động vật.
- Câu 24 : Ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật là?
A. Nuôi cây mô trong môi trường nhân tạo.
B. Ghép cơ quan từ người này sang người khác.
C. Nhân bản vô tính ở động vật.
D. Cả A, B và C
- Câu 25 : Dị ghép là trường hợp
A. lấy mô từ chỗ này cấy vào chỗ khác trên cùng một cơ thể.
B. ghép mô từ người này sang người khác không cùng huyết thống.
C. ghép mô từ người anh chị em song sinh cùng trứng
D. cấy mô nhân tạo vào cơ thể sống.
- Câu 26 : Đồng ghép là trường hợp
A. lấy mô từ chỗ này cấy vào chỗ khác trên cùng một cơ thể.
B. ghép mô từ loài này sang loài khác.
C. ghép mô từ người này sang người khác không cùng huyết thống.
D. lấy tế bào từ anh/chị/em song sinh cùng trứng ghép cho nhau..
- Câu 27 : Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ?
A. Nảy chồi.
B. Phân đôi
C. Trinh sinh
D. Phân mảnh.
- Câu 28 : Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được ít cá thể nhất từ một cá thể mẹ?
A. Nảy chồi.
B. Phân đôi.
C. Trinh sinh.
D. Phân mảnh.
- Câu 29 : Để thay thận cho một bệnh nhân, trường hợp nào sau đây cho kết quả tốt nhất?
A. dùng thận của bố hoặc mẹ để thay thế.
B. người cho thận là vợ (hoặc chồng) của bệnh nhân.
C. chỉ cần người cho thận có cùng nhóm máu với người bệnh
D. dùng thận của anh (chị, em) song sinh với người bệnh.
- Câu 30 : Ở ong, các ong thợ
A. gồm toàn ong cái không có khả năng sinh sản.
B. gồm toàn ong đực không có khả năng sinh sản.
C. gồm toàn ong cái có khả năng sinh sản.
D. có thể gồm ong đực và cái nhưng không sinh sản.
- Câu 31 : Thằn lằn bị mất đuôi có thể mọc ra đuôi mới, đó là
A. kiểu sinh sản vô tính tái sinh.
B. chỉ là sự tái sinh một bộ phận cơ thể.
C. kình thức sinh sản phân mảnh.
D. một kiểu của sự sinh trưởng.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước