30 bài tập Thoát hơi nước mức độ dễ
- Câu 1 : Tại sao nói thoát hơi nước ở thực vật là “ thảm họa cần thiết”
A Vì thoát hơi nước giúp cây hô hấp mạnh
B Vì thoát hơi nước tạo lực hút nước, làm mát lá,trao đổi khí
C Vì thoát hơi nước thúc đẩy quá trình quang hợp xảy ra nhanh, mạnh hơn bình thường
D Nếu không thoát hơi nước, cây sẽ tiết kiệm được nước và sinh trưởng nhanh hơn
- Câu 2 : Các con đường thoát hơi nước ở lá là những con đường nào?
A Qua khí khổng và cutin
B qua khí khổng
C qua cutin
D qua hệ rễ tiếp xúc với đất, không khí
- Câu 3 : Để tổng hợp 1 gam chất khô, các cây khác nhau cần khoảng bao nhiêu gam nước?
A Từ 100 gam đến 400 gam nước.
B Từ 600 gam đến 1000 gam nước
C Từ 200 gam đến 600 gam nước.
D Từ 400 gam đến 800 gam nước.
- Câu 4 : Cứ hấp thụ 1000 gam nước thì cây chỉ giữ lại trong cơ thể
A 60 gam nước.
B 90 gam nước
C 10 gam nước.
D 70 gam nước.
- Câu 5 : Vai trò nào sau đây không thuộc quá trình thoát hơi nước?
A Kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường.
B Tạo ra trạng thái hơi thiếu nước của mô, tạo điều kiện cho các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.
C Là động lực bên trong của quá trình hút và vận chuyển nước.
D
Tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời.
- Câu 6 : Hình thức thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) không xảy ra ở đối tượng thực vật nào?
A Cây trung sinh
B Cây trưởng thành
C Cây hạn sinh
D Cây còn non
- Câu 7 : Qua con đường nào, quá trình thoát hơi nước có vận tốc lớn và được điều chỉnh?
A Con đường qua bề mặt lá, qua cutin.
B Con đường qua thủy khổng.
C Con đường qua cành và lá.
D Con đường qua khí khổng.
- Câu 8 : Ở cây trưởng thành, quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở khí khổng vì:
A 2,3.4
B 2.4
C 1.2.4.
D 1.3
- Câu 9 : Sự thoát hơi nước qua khí khổng diễn ra qua 3 giai đoạn:
A 3,2,1
B 1,2,3
C 2.1,3
D 2,3. 1
- Câu 10 : Giai đoạn nào trong ba giai đoạn trên có tính chất sinh lí, phụ thuộc vào số lượng khí khổng và sự đóng mở của khí khổng?
A 2 và 3
B 1
C 1 và 3
D 2
- Câu 11 : Cấu tạo của một khí khổng có đặc điểm nào sau đây
A 2,3
B 3,4.
C 1,4
D 1,2.
- Câu 12 : Điều nào sau đây không đúng với sự đóng mở khí khổng?
A Một số cây khi thiếu nước khi ở ngoài ánh sáng thì khí khổng đóng lại
B Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước thì khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày.
C Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng
D Nếu chuyến cây từ trong tối ra ngoài sáng thì khí khổng sẽ mở và ngược lại.
- Câu 13 : Khi tế bào khí khổng trương nước thi
A Vách (mép) mỏng căng ra làm cho vách dày co lại nên khí khổng mở ra.
B Vách dày căng ra làm cho vách mỏng căng theo nên khí khổng mở ra.
C Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
D Vách mỏng căng ra làm cho vách dày cong theo nên khí khổng mở ra.
- Câu 14 : Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào khí khổng thuận lợi cho việc đóng mở
A Mép (vách) trong của tế bào rất dày, mép ngoài mòng.
B Mép (vách) trong và mép ngoài của tế bào đểu rất dày
C Mép (vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.
D Mép (vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
- Câu 15 : Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá có đặc điếm là
A Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
B Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng,
C Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D Vận tốc lớn, được điểu chỉnh bằng việc đóng mở khí khống.
- Câu 16 : Biện pháp tưới nước hợp lí cho cây, bao hàm tiêu chí:
A Tưới đúng lúc, đúng lượng và đúng cách.
B Chất lượng nước tưới cần được đảm bảo.
C Phải tưới ngay sau khi phát hiện cây thiếu nước.
D Thường xuyên tưới, thừa còn hơn thiếu.
- Câu 17 : Vai trò quan trọng nhất của thoát hơi nước là gì ?
A Giảm nhiệt độ bề mặt lá
B Để mở khí khổng
C Để hút khoáng
D Để có động lực hút nước
- Câu 18 : Cây mất cân bằng nước khi nào ?
A Hút nước quá ít
B Thoát nước quá mạnh
C Hút nước nhiều hơn thoát nước
D Hút nước ít hơn thoát nước.
- Câu 19 : Nguyên nhân quyết định hiện tượng héo:
A Giảm sức trương P
B Mất cân bằng nước trong cây
C Hút nước quá ít
D Thoát nước quá nhiều
- Câu 20 : Biện pháp nào khắc phục hiện tượng héo quan trọng nhất ?
A Tưới nước vào đất
B Tưới nước lên cây
C Khắc phục nguyên nhân héo
D Cung cấp oxi cho rễ.
- Câu 21 : Đặc điểm nào của lá không liên quan đến thoát hơi nước qua cutin ?
A Tuổi lá
B Độ dày của lá
C Độ dày của cutin
D Diện tích lá.
- Câu 22 : So sánh lượng nước hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B) , cây cân bằng nước khi
A A > B
B A=B
C A<B
D A nhỏ hơn B một ít.
- Câu 23 : Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?
A Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
B Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
C Vun gốc và xới xáo cho cây.
D Tất cả các biện pháp trên.
- Câu 24 : Đặc điểm nào ít gặp ở thực vật sa mạc
A Lá tiêu giảm và có lớp cutin dày
B Dự trữ nước trong thân, lá
C Hệ rễ ít phát triển
D Sinh sản chỉ 1 lần trong năm.
- Câu 25 : Một số cây chỉ có khí khổng ở mặt dưới của lá nhưng vẫn thoát nước ở cả 2 mặt lá, chứng tỏ
A Hơi nước có thể thoát qua khí khổng và tầng cutin mỏng của lá
B Hơi nước thoát ra không phụ thuộc vào khí khổng
C Quá trình thoát hơi nước ở cây là một quá trình bị động
D Sự thoát hơi nước chỉ phụ thuộc vào độ ẩm không khí.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước