Giải Vật Lí 8 Chương 2: Nhiệt học !!
- Câu 1 : Hãy lấy 50 cm3 cát đổ vào 50 cm3 ngô rồi lắc nhẹ xem có được 100 cm3 hỗn hợp giữa ngô và cát không? Giải thích?
- Câu 2 : Hãy cố gắng dùng cách giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn cát vào ngô để giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu với nước.
- Câu 3 : Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao?
- Câu 4 : Giải thích tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.
- Câu 5 : Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? giải thích?
- Câu 6 : Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Brao- nơ?
- Câu 7 : Các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm của Brao- nơ?
- Câu 8 : Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
- Câu 9 : Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sun phát màu xanh (H.20.4). Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng.
- Câu 10 : Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
- Câu 11 : Hiện tượng khuyếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
- Câu 12 : Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
- Câu 13 : Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên.
- Câu 14 : Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt.
- Câu 15 : Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
- Câu 16 : Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
- Câu 17 : Trong thí nghiệm ở hình 22.1, các đinh a, b, c, d, e được gắn bằng sáp vào thanh đồng AB: Dùng đèn cồn đun nóng đầu A của thanh đồng. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?
- Câu 18 : Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự nào?
- Câu 19 : Hãy dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh để mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB.
- Câu 20 : Hãy dựa vào thí nghiệm sau: Dùng đèn cồn đun nóng đồng thời các thanh đồng, nhôm, thủy tinh có gắn đinh ở đầu (H.22.2). Hỏi các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
- Câu 21 : Hãy dựa vào thí nghiệm trên để so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất? Từ đó có thế rút ra kết luận gì?
- Câu 22 : Dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm trong có đựng nước, dưới đáy có một cục sáp (H.22.3). Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thế rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?
- Câu 23 : Dùng đèn cồn đun nóng đáy một ống nghiệm trong có không khí, ở nút có gắn một cục sáp (H.22.4). Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí?
- Câu 24 : Tìm 3 ví dụ hiện tượng dẫn nhiệt.
- Câu 25 : Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường là bằng sứ?
- Câu 26 : Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?
- Câu 27 : Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?
- Câu 28 : Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng?
- Câu 29 : Đặt một gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đáy của một cốc thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím (H.23.2). Hỏi nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương?
- Câu 30 : Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống phía dưới (hãy nhớ lại điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống đã học trong phần cơ học).
- Câu 31 : Trong thí nghiệm ở hình 23.3, khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên.
- Câu 32 : Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới?
- Câu 33 : Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Tại sao?
- Câu 34 : Một bình cầu đã phủ muội đèn, trên nút có gắn một ống thủy tinh, trong ống thủy tinh có giọt nước màu, được đặt gần một nguồn nhiệt như ngọn lửa đèn cồn (H.23.4). Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì?
- Câu 35 : Trong thí nghiệm của câu hỏi 7, nếu dùng miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình cầu như hình vẽ thì giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ đã có tác dụng gì?
- Câu 36 : Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao?
- Câu 37 : Tại sao trong thí nghiệm ở hình 23.4 bình chứa không khí lại được phủ muội đèn?
- Câu 38 : Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
- Câu 39 : Hãy chọn từ thích hợp cho các chỗ trống ở bảng sau:
- Câu 40 : Để kiểm tra mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật, người ta có thể làm thí nghiệm vẽ ở hình 24.1. Dùng đèn cồn lần lượt đun 2 khối lượng nước khác nhau, 50 và 100 g, đựng trong 2 cốc thủy tinh giống nhau, để nước ở trong các cốc đều nóng lên thêm 20oC. Tiến hành thí nghiệm và kết quả thu được ghi ở bảng 24.1:
- Câu 41 : Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật?
- Câu 42 : Trong thí nghiệm này cần phải giữ không đổi những yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào?
- Câu 43 : Trong thí nghiệm (câu hỏi 1), để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ cần phải thay đổi yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào?
- Câu 44 : Từ thí nghiệm trên, có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ?
- Câu 45 : Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật người ta làm thí nghiệm sau đây: Dùng đèn cồn nung nóng 50 gam bột băng phiến và 50 gam nước cùng nóng lên thêm 20oC (H.24.3). Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng 24.3.
- Câu 46 : Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc chất làm vật không?
- Câu 47 : Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của đại lượng nào và đo độ lớn của những đại lượng nào, bằng những dụng cụ nào?
- Câu 48 : Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC.
- Câu 49 : Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
- Câu 50 : a) Hãy dùng phương trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ của hỗn hợp gồm 200 g nước đang sôi đổ vào 300 g nước ở nhiệt độ trong phòng.
- Câu 51 : Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80oC xuống 20oC. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ.
- Câu 52 : Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào một lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 13oC một miếng kim loại có khối lượng 400 g được nung nóng tới 100oC. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 20oC. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy nhiệt dung riêng của nước 4190J/kg.K
- Câu 53 : Hãy cho biết năng suất tỏa nhiệt của khí đốt bằng bao nhiêu lần năng suất tỏa nhiệt của than bùn?
- Câu 54 : Hãy mô tả sự truyền cơ năng, nhiệt năng trong các hiện tượng sau đây và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu ở cột bên phải bảng 27.1:
- Câu 55 : Hãy mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng sau đây và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu ở cột bên phải bảng 27.2.
- Câu 56 : Hãy tìm ví dụ về sự biểu hiện của định luật trên trong các hiện tượng cơ và nhiệt đã học.
- Câu 57 : Hãy tìm thêm ví dụ, ngoài những ví dụ đã có trong bài về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng cũng như giữa nhiệt năng và cơ năng.
- Câu 58 : Tại sao trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao dộng trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng? Cơ năng của con lắc đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
- Câu 59 : Ở động cơ nổ 4 kì cùng như ở bất kì động cơ nhiệt nào khác có phải toàn bộ nhiệt lượng của nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích không? Tại sao?
- Câu 60 : Trong thực tế chỉ có khoảng từ 30% đến 40% nhiệt lượng nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích. Người ta nói các động cơ nhiệt có hiệu suất vào khoảng từ 30% đến 40% và đưa ra công thức tính hiệu suất:
- Câu 61 : Các máy cơ đơn giản học ở lớp 6 có phải là động cơ nhiệt không? Tại sao?
- Câu 62 : Hãy kể tên các dụng cụ có sử dụng động cơ nổ 4 kì mà em biết.
- Câu 63 : Theo em thì động cơ nhiệt có thể gây ra những tác hại nào đối với môi trường sống của chúng ta?
- Câu 64 : Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Câu 65 : Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học trong chương này.
- Câu 66 : Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?
- Câu 67 : Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?
- Câu 68 : Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm mỗi cách một thí dụ.
- Câu 69 : Chọn các kí hiệu dưới đây cho trống thích hợp của bảng 29.1:
- Câu 70 : Nhiệt lượng là gì? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng lại là jun?
- Câu 71 : Nói nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K có nghĩa là gì?
- Câu 72 : Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị các đại lượng có trong công thức này.
- Câu 73 : Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lý này thể hiện sự bảo toàn năng lượng?
- Câu 74 : Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg có nghĩa là gì?
- Câu 75 : Tìm một thí dụ cho mỗi hiện tượng sau đây:
- Câu 76 : Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
- Câu 77 : Tính chất nào sau đây không phải là nguyên tử, phân tử?
- Câu 78 : Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào không đúng?
- Câu 79 : Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:
- Câu 80 : Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức:
- Câu 81 : Tại sao có hiện tượng khuyếch tán? Hiện tượng khuyếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ giảm?
- Câu 82 : Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng?
- Câu 83 : Khi cọ xát một miếng đồng trên mặt bàn thì miếng đồng nóng lên. Có thể nói là miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng không? Tại sao?
- Câu 84 : Đun nóng một ống nghiệm đậy kín có đựng một ít nước. Nước nóng dần và tới một lúc nào đó nút ống nghiệm bị bật lên. Trong hiện tượng này nhiệt năng của nước thay đổi bằng những cách nào; đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
- Câu 85 : Dùng bếp dầu để đun sôi 2 lít nước ở 20oC đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu bị đốt chảy tỏa ra làm nóng ấm và nước đun trong ấm.
- Câu 86 : Một ô tô chạy được một quãng đường dài 100km với lực kéo trung bình là 1400 N, tiêu thụ hết 10 lít (khoảng 8kg) xăng. Tính hiệu suất của ô tô.
- Câu 87 : 1. Một đặc điểm của chuyển động phân tử?
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng