Đề thi thử THPT QG môn Sinh trường THPT Đoàn Thượn...
- Câu 1 : Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ gọi là:
A Bất thụ.
B Thoái hóa giống.
C Ưu thế lai.
D Siêu trội.
- Câu 2 : Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào?
A Kì giữa.
B Kì trung gian.
C Kì cuối.
D Kì đầu.
- Câu 3 : Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở:
A Con cái XX, con đực là XO.
B Con cái XO, con đực là XY.
C Con cái là XX, con đực là XY.
D Con cái XY, con đực là XX.
- Câu 4 : Ở một quần thể thực vật tại thế hệ mở đầu có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỷ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất, thứ hai lần lượt là?
A 75% , 25%.
B 0,75% , 0,25%.
C 0,5% , 0,5%.
D 50%, 25%.
- Câu 5 : Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào:
A Cường độ ánh sáng.
B Hàm lượng phân bón.
C Nhiệt độ môi trường.
D Độ pH của đất.
- Câu 6 : Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng:
A Có tốc độ sinh sản nhanh.
B Có cấu tạo cơ thể đơn giản.
C Thích nghi cao với môi trường.
D Dễ phát sinh biến dị.
- Câu 7 : Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdee khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là:
A 8
B 32
C 4
D 16
- Câu 8 : Ở sinh vật nhân thực, côdon nào mã hóa axit amin mêtiônin?
A 5´ AUG 3´.
B 3´ XTA 5´.
C 5´ XTA 3´.
D 3´ XUA 5´.
- Câu 9 : Ở người, bệnh nào sau đây do gen nằm trên NST Y gây ra?
A Túm lông trên vành tai.
B Máu khó đông.
C Phêninkêtô niệu.
D Mù màu.
- Câu 10 : Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là :
A Biến dị tổ hợp.
B Đột biến.
C Thường biến.
D Thể đột biến.
- Câu 11 : Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 3 vàng: 1 xanh?
A AA × Aa.
B AA × aa.
C Aa × aa.
D Aa × Aa.
- Câu 12 : Dạng đột biến số lượng NST gây ra hội chứng Đao là:
A Thể một ở cặp NST 23, có 45 NST.
B Thể ba ở cặp NST 21, có 47 NST.
C Thể ba ở cặp NST 23, có 47 NST.
D Thể một ở cặp NST 21, có 45 NST.
- Câu 13 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có:
A 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
B 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
C 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
D 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
- Câu 14 : Giả sử mạch mã gốc có bộ ba 5’TAG3’ thì bộ ba mã sao tương ứng trên mARN là:
A 3’ATX 5’.
B 5’AUX 3’.
C 5’XUA 3’.
D 5’UGA 3’.
- Câu 15 : Ở người, bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ:
A Ông nội.
B Bà nội
C Bố.
D Mẹ.
- Câu 16 : Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 5 lần đã tạo ra số phân tử ADN là:
A 25
B 64
C 6
D 32
- Câu 17 : Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng nuclêôtit là: 600A, 300X. Tổng số liên kết hiđrô của gen là:
A 1800.
B 2100.
C 1500.
D 1200.
- Câu 18 : Biết một gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AabbDd cho tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 cặp tính trạng là:
A 1/16.
B 1/32.
C 9/64.
D 1/64.
- Câu 19 : Theo định luật Hacđi -Vanbec có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đang ở trạng thái cân bằng di truyền?(1) 0,5AA : 0,5 aa. (2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. (3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. (4) 0,8Aa : 0,2aa. (5) 100% AA. (6) 100% Aa.
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 20 : Khi nói về quá trình dịch mã, các phát biểu nào sau đây đúng?(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra ở trong nhân của tế bào nhân thực.(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành 2 giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.(3) Trong quá trình dịch mã trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động.(4) Có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN, rARN.
A (2), (3).
B (1), (3).
C (2), (4).
D (1), (4).
- Câu 21 : Những cơ thể mang đột biến nào sau đây là thể đột biến?(1) Đột biến gen lặn trên NST giới tính.(2) Đột biến gen trội.(3) Đột biến dị đa bội.(4) Đột biến gen lặn trên NST thường.(5) Đột biến đa bội.(6) Đột biến cấu trúc NST.
A (1), (2), (3) và (4).
B (1), (2), (3) và (5).
C (1), (2) và (3).
D (1), (2), (3), (5) và (6).
- Câu 22 : Ở một loài thực vật, A: thân cao, a: thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể Ab//aB (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả 2 giới) tự thụ phấn. Tỉ lệ loại kiểu gen Ab//aB được hình thành ở F1 là:
A 16%.
B 32%.
C 24%.
D 51%.
- Câu 23 : Cho biết các nội dung sau:(1) Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.(2) Theo dõi, ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.(3) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.(4) Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện theo trình tự các bước là:
A (1) → (2) → (3) → (4).
B (3) → (1) → (2) → (4).
C (1) → (3) → (2) → (4).
D (3) → (2) → (1) → (4).
- Câu 24 : Ở một loài côn trùng, gen A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành 3 phép lai:Phép lai 1: đỏ × đỏ → F1: 75% đỏ : 25% nâu.Phép lai 2: vàng × trắng → F1: 100% vàng.Phép lai 3: nâu × vàng → F1: 25% trắng : 50% nâu : 25% vàng.Từ kết quả trên rút ra kết luận về thứ tự của các alen từ trội đến lặn là:
A Vàng → nâu → đỏ → trắng.
B Nâu → đỏ → vàng → trắng.
C Đỏ → nâu → vàng → trắng.
D Nâu → vàng → đỏ → trắng.
- Câu 25 : Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST thường gây ra. Một cặp vợ chồng bình thường có khả năng sinh con mắc bệnh với xác suất bao nhiêu phần trăm? Biết rằng bố mẹ của họ đều bình thường nhưng người chồng có cô em gái mắc bệnh và người vợ có cậu em trai mắc bệnh này.
A 6,25%.
B 11,11%
C 25%.
D 15%.
- Câu 26 : Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 2 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 2 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen:
A Aab, b, Ab, ab.
B AAb, aab, b.
C Aabb.
D Abb, abb, Ab, ab.
- Câu 27 : Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?(1) F2 có 9 loại kiểu gen.(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
A 2
B 3
C 1
D 4
- Câu 28 : Ở 1 quần thể động vật, xét 1 gen gồm 2 alen A và a nằm trên NST thường. Ở thế hệ xuất phát (P), khi chưa xảy ra ngẫu phối có tần số alen A ở giới đực trong quần thể là 0,8 ; tần số alen A ở giới cái là 0,4. Nếu quần thể này thực hiện ngẫu phối, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?(1) Sau 1 thế hệ ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.(2) Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền sẽ là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.(3) Tần số kiểu gen đồng hợp là 32% sau 1 thế hệ ngẫu phối.(4) Tần số alen A = 0,6 ; a = 0,4 duy trì không đổi từ P đến F2.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 29 : Bệnh mù màu ở người do gen đột biến lặn nằm trên NST X quy định, không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng.Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên là:
A 1/24.
B 1/8.
C 1/12.
D 1/36.
- Câu 30 : Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit sau:
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp. Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’ XAA 5’ ; 3’XAG 5’ ; 3’ XAT 5’ ; 3’ XAX 5’ và chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết có những dự đoán nào sau đây đúng?(2) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.(3) Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.(4) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi 1 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.A (3), (4).
B (1), (2), (3).
C (1), (2), (4).
D (1), (2).
- Câu 31 : Trong giảm phân tạo giao tử ở một phụ nữ lớn tuổi đã xảy ra sự không phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân I. Bố giảm phân bình thường. Đời con của cặp vợ chồng này bị đột biến dạng thể ba nhiễm có thể có bao nhiêu % sống sót?
A 75%.
B 33,3%.
C 66,7%
D 25%.
- Câu 32 : Ở người, bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên NST thường quy định. Hà và Lan đều có mẹ bị bệnh bạch tạng. Bố của họ không mang gen gây bệnh, họ lấy chồng bình thường (nhưng có bố đều bị bệnh). Hà sinh 1 con gái bình thường đặt tên là Phúc, Lan sinh 1 con trai bình thường đặt tên là Hậu. Sau này Phúc và Hậu lấy nhau. Xác suất cặp vợ chồng Phúc và Hậu sinh 2 đứa con đều bình thường là bao nhiêu?
A 27/36.
B 29/36.
C 32/26.
D 64/81.
- Câu 33 : Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là:
A 10
B 24
C 54
D 64.
- Câu 34 : Giả sử 1 cây ăn quả của 1 loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau và giống cây mẹ.
B Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên.
C Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con có kiểu gen AaBB.
D Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen