Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT...
- Câu 1 : ĐỀ MỸ ĐỨCQuần thể giao phối có tính đa hình về di truyền là do:
A Các cá thể giao phối tự do nên các gen được tổ hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen.
B Quần thể dễ phát sinh các đột biến nên tạo ra tính đa hình về di truyền.
C Các cá thể giao phối tự do nên đã tạo điều kiện cho đột biến được nhân lên.
D Quần thể là đơn vị tiến hoá của loài nên phải có tính đa hình về di truyền
- Câu 2 : Khi nói về hoán vị gen những phát biểu nào sau đây là chính xác?
A 1, 3, 4,
B 2, 3, 5
C 1, 5, 6
D 3, 4, 6
- Câu 3 : Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Thể một nhiễm của loài có số NST đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là:
A 11
B 22
C 12
D 24
- Câu 4 : Đột biến gen chỉ xuất hiện do:
A Có sự rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST
B Các tác nhân đột biến từ bên ngoài
C Các tác nhân đột biến xuất hiện ngay trong cơ thể sinh vật
D Tác nhân đột biến bên trong và bên ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình nhân đôi ADN
- Câu 5 : Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là:
A Đột biến
B Giao phối không ngẫu nhiên.
C Chọn lọc tự nhiên
D Các cơ chế cách ly.
- Câu 6 : Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là do:
A Mã di truyền có tính thoái hóa
B Mã di truyền có tính đặc hiệu
C ADN của vi khuẩn dạng vòng
D Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.
- Câu 7 : Cho các hiện tượng sau:1. Một số loài cá sống ở mức nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực kích thước nhỏ với cá thế cái kích thước lớn.2. Cá mập con khi mới nở ra lấy ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.3. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông nhựa4. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào sống cùng nhau tạo thành địa Y5. Lúa và cỏ dại tranh dành ánh sáng, nước và muối khoáng trong cùng một thửa ruộngCó bao nhiêu hiện tượng là cạnh tranh cùng loài.
A 3
B 2
C 5
D 4
- Câu 8 : Trong sinh sản hữu tính, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời con?
A Nhiễm sắc thể
B Tính trạng
C Alen
D Nhân tế bào
- Câu 9 : Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta không sử dụng những cấu trúc nào sau đây làm thể truyền?(1) Plasmit. (2) ARN. (3) Ribôxôm. (4) ADN thể thực khuẩn.
A (1), (2)
B (2), (3)
C (3), (4)
D (1), (4).
- Câu 10 : Giải thích nào sau đây là đúng về bộ nhiễm sắc thể của loài?
A Trong tất cá các tế bào của mọi sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng.
B Mỗi loài có số lượng NST khác nhau
C Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn.
D Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình thái , số lượng và cấu trúc.
- Câu 11 : Ở một loài chim, xét 3 cặp gen (A,a), (B,b), (D,d) nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai P: AaBbDdXMXm x aaBbddXMY. Trong tổng số cá thể F1, con đực có kiểu hình giống mẹ chiếm tỷ lệ:
A
B
C
D
- Câu 12 : Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi của ADN?
A Tháo xoắn phân tử ADN
B Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN
C Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN
D Tháo xoắn AND, bẻ gãy các liên kết hidro giữa các mạch ADN.
- Câu 13 : Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần khác loài. (3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội. Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:
A (2), (3).
B (1), (2)
C (1), (3)
D (1), (4).
- Câu 14 : Điều không đúng khi nói về ý nghĩa của định luật Hacđi-Vanbec là:
A Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
B Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
C Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số các alen.
D Từ tần số các alen có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.
- Câu 15 : Liệu pháp gen là:
A Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới.
B Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền.
C Chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến.
D Nghiên cứu các giải pháp để sửa chữa hoặc cắt bỏ các gen gây bệnh ở người.
- Câu 16 : Quá trình xử lí các bản sao ARN sơ khai ở tế bào nhân chuẩn được xem là sự điều hòa biểu hiện gen ở mức:
A Sau dịch mã
B Sau phiên mã
C Dịch mã
D Phiên mã
- Câu 17 : Ở phép lai giữa ruồi giấm XDXd với ruồi giấm XDY cho F1 có kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tỉ lệ ruồi giấm cái thuần chủng mang kiểu hình trội cả ba cặp gen chiếm tỉ lệ:
A 4,375%
B 8,75%
C 16,875%
D 33,75%.
- Câu 18 : Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo).
A 0,57%
B 0,92%
C 0,0052%
D 45,5%
- Câu 19 : Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự thụ phấn bắt buộc, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ F3 là:
A
B
C
D
- Câu 20 : Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ ghép lại AaBbDd × AaBbdd là:
A
B
C
D
- Câu 21 : Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A 11 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng
B 1 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.
C 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.
D 35 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.
- Câu 22 : Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val - Trp - Lys- Pro. Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp - UGG ; Val - GUU; Lys - AAG ; Pro - XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtit là:
A 5’ GTT - TGG - AAG - XXA 3’.
B 5’ GUU - UGG- AAG - XXA 3’
C 5’ XAA- AXX - TTX - GGT 3’
D 5’ TGG -XTT - XXA - AAX 3’
- Câu 23 : Cho các nhân tố sau :(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di gen.Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A (2), (3), (4), (6).
B (1), (3), (4), (6).
C (3), (4), (5), (6).
D (1), (3), (4), (5).
- Câu 24 : Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở:
A Vi khuẩn
B Nấm
C Động vật
D Thực vật
- Câu 25 : Cho các phát biểu sau khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái:(1) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. (2) Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. (3) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,. . . chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. (4) Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật tiêu thụ rồi trở lại môi trường. Số phát biểu đúng là:
A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 26 : Trong lịch sử phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở:
A Đại Tân sinh
B Đại Cổ sinh
C Đại Nguyên sinh
D Đại Trung sinh
- Câu 27 : Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng:
A Vùng nhiệt đới
B Vùng ôn đới
C Vùng cận Bắc cực
D Vùng Bắc cực
- Câu 28 : Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và bổ sung thêm một phần năng lương?
A Hệ sinh thái nông nghiệp
B Hệ sinh thái ao hồ
C Hệ sinh thái trên cạn
D Hệ sinh thái savan đồng cỏ
- Câu 29 : Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
A Codon
B Gen
C Anticodon
D Mã di truyền.
- Câu 30 : Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp (A,a); (B,b); (D,d) chúng phân ly độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Ở khi cho các cây ở thế hệ lai (giữa cây cao nhất và cây thấp nhất) giao phấn với nhau thì tỷ lệ số cây có chiều cao 170 cm là bao nhiêu?
A
B
C
D
- Câu 31 : Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: XDXd x XDY thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết trong các kết luận sau số kết luận đúng ở F1 là:1. Tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là 1,25%2. Số kiểu gen quy định ruồi thân xám cánh dài mắt đỏ là 213. Tần số hoán vị gen là f = 20%.4. Tỉ lệ ruồi cái thân xám cánh dài mắt đỏ là: 30%
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 32 : Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?
A Vùng kết thúc.
B Vùng điều hòa
C Vùng mã hóa
D Cả ba vùng của gen.
- Câu 33 : Ở một quần thể ngẫu phối, xét 3 gen: gen thứ nhất và gen thứ hai đều có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ ba có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả bốn gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
A 570
B 540
C 250
D 360.
- Câu 34 : Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: (1) Bệnh mù màu. (2) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. (3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông. Các bệnh, tật và hội chứng trên được phát hiện do đột biến ở cấp độ phân tử gây nên?
A (1), (3), (5)
B (2), (3), (6)
C (1), (2), (6)
D (1), (4), (5)
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen