Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - Trường THPT Lụ...
- Câu 1 : Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và Đại dương, trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên Việt Nam có nhiều:
A Tài nguyên sinh vật phong phú
B Tài nguyên khoáng sản
C Bão và lũ lụt
D Nhiều vùng tự nhiên
- Câu 2 : Đường biên giới trên biển nước ta giới hạn từ:
A Móng Cái đến Hà Tiên
B Lạng Sơn đến Đất Mũi
C Móng Cái đến Cà Mau
D Móng Cái đến Bạc Liêu
- Câu 3 : Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giống nhau ở:
A Do phù sa sông ngòi đồi đắp
B Có nhiều sông ngòi kênh rạch
C Có diện tích 40.000 km2
D Có hệ thống sông và đê biển
- Câu 4 : Loại khoáng sản nào ở biển có giá trị kinh tế cao:
A Dầu khí
B Muối
C Cát
D Titan
- Câu 5 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa đông bắc ở nước ta:
A Thổi liên tục trong suốt mùa đông
B Chỉ hoạt động ở miền Bắc
C Hầu như kết thúc ở dãy Bạch Mã
D Tạo ra mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh ở miền Bắc
- Câu 6 : Khí hậu được phân chia làm 2 mùa mưa và khô rõ rệt ở:
A Miền Bắc
B Miền Nam
C Tây Bắc
D Bắc Trung Bộ
- Câu 7 : Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì năm:
A 1991
B 1995
C 1986
D 1997
- Câu 8 : Độ mặn trung bình của nước Biển Đông là:
A 33 -34%
B 31 – 33%
C 35 – 36%
D 31 -32 %
- Câu 9 : Hệ sinh thái vùng biển nước ta chiếm ưu thế nhất là:
A Rừng ngập mặn
B Đất phèn
C Rừng trên đảo san hô
D B và C đều đúng
- Câu 10 : Tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau ở nước ta là:
A Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
B Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ
C Vị trí địa lý và hướng nghiêng địa hình
D Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
- Câu 11 : Thời gian bão tập trung nhiều nhất trong năm là:
A Tháng 9,10,8
B Tháng 6,7,8
C Tháng 7,8,9
D Tháng 7,8,9
- Câu 12 : Loại khoáng sản có trữ lượng vô tận ở Biển Đông là:
A Muối
B Cát
C Titan
D Dầu khí
- Câu 13 : Gió mùa đông ở miền bắc chúng ta có đặc điểm gì:
A Thổi liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
B Thổi liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 và thời tiết lạnh khô
C Thổi thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và thời tiết lạnh khô vào đầu mùa, lạnh ẩm vào cuối mùa
D Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20oC
- Câu 14 : Đây là một đặc điểm của sông ngòi nức ta do chịu sự tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
A Lượng nước phân bố không đều giữa các sông
B Phần lớn Sông chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam
C Phần lớn sông ngắn dốc
D Sông có lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao
- Câu 15 : Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta:
A Nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn
B Mặt trời luôn đứng cao trên chân trời
C Trong năm mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần
D Tổng bức xạ lớn cán cân bức xạ dương quanh năm
- Câu 16 : Nhận định không đúng khi nhận xét ảnh hưởng của gió mùa Đông đến chế độ nhiệt ở nước ta:
A Làm cho biên độ nhiệt ở nước ta lớn và giảm dần từ Nam ra Bắc
B Làm cho nền nhiệt độ của nước ta bị hạ thấp vào mùa đông
C Khiến cho nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc
D Làm cho chế độ nhiệt phân hóa theo không gian
- Câu 17 : Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là:
A Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có môt mùa đông lạnh
B Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng
C Khí hậu có sự phân hóa theo mùa, theo vĩ độ và độ cao
D Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều quanh năm
- Câu 18 : Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, 4 cánh cung vùng núi Đông Bắc lần lượt từ Tây sang Đông là:
A Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
B Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Triều, Ngân Sơn
C Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, sông Gâm
D Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn
- Câu 19 : Hiệu ứng Phơn (gió Lào) ảnh hưởng mạnh nhất đến khu vực nào của nước ta:
A Tây Bắc
B Duyên hải Nam Trung Bộ
C Bắc Trung Bộ
D Tây Nguyên
- Câu 20 : Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, cho biết vùng nào tập trung nhiều loại khoáng sản nhất ở nước ta:
A Bắc Trung Bộ
B Trung du miền núi Bắc Bộ
C Tây nguyên
D Đông Nam Bộ
- Câu 21 : Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam cho biết vùng có diện tích đất bazan nhiều nhất cả nước là:
A Bắc Trung Bộ
B Đông Nam Bộ
C Trung du miền núi Bắc Bộ
D Tây Nguyên
- Câu 22 : Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam các bãi tắm lần lượt từ Bắc vào Nam là:
A Nha Trang, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đồ Sơn
B Sầm Sơn, Cửa Lò, Đồ Sơn, Nha Trang
C Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang
D Đồ Sơn, Cửa Lò, Sầm Sơn, Nha Trang
- Câu 23 : Trong các địa điểm sau, nơi nào có lượng mưa lớn nhất:
A Hà Nội
B Huế
C Nha Trang
D Phan Thiết
- Câu 24 : Khung hệ tọa độ địa lý của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ:
A 23o23’B
B 23o24’B
C 23o25’B
D 23o26’B
- Câu 25 : Tổng diện tích phần đất liển nước ta và các đảo là (km2)
A 331.211
B 331.212
C 331.213
D 321.212
- Câu 26 : Đường bở biển nước ta tiếp giáp bao nhiêu tỉnh, thành phố:
A 29
B 28
C 27
D 26
- Câu 27 : Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu 200m và hơn nữa gọi là:
A Lãnh hải
B Thềm lục địa
C Tiếp giáp lãnh hải
D Đặc quyền kinh tế
- Câu 28 : Một hải lý có chiều dài:
A 1851m
B 1852m
C 1853m
D 1854m
- Câu 29 : Đặc điểm cơ bản của khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
A Khí hậu cận xích đạo gió mùa
B Khí hậu xích đạo
C Khí hậu cần nhiệt đới gió mùa
D Khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Câu 30 : Ranh giới để phân chia 2 miền khí hậu chính ở nước ta:
A Đèo Ngang
B Dãy Bạch Mã
C Đèo Hải Vân
D Dãy Hoành Sơn
- Câu 31 : Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc cây nhiệt đới:
A Dầu
B Đỗ quyên
C Dâu tằm
D Đậu
- Câu 32 : Đặc điểm nổi bật của vùng núi Đông Bắc:
A Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
B Có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ
C Có mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam
D Gồm các dãy núi liền kề với các Cao nguyên
- Câu 33 : Căn cứ vào bảng số liệu sau:Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyênvà Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005Đơn vị: nghìn haBiểu đồ thể hiện rõ nhất quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long 2005 là:
A Tròn
B Miền
C Đường
D Kết hợp
- Câu 34 : Căn cứ vào bảng số liệu sau:Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyênvà Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005Đơn vị: nghìn haDiện tích đất ở Tây Nguyên gấp mấy lần diện tích đất ở đồng bằng Sông Cửu Long.
A 1,7 lần
B 1,4 lần
C 1,5 lần
D 1,3 lần
- Câu 35 : Căn cứ vào bảng số liệu sau:Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên vàĐồng bằng sông Cửu Long năm 2005Đơn vị: nghìn haNhận xét nào sau đây chưa chính xác:
A Tỉ trọng lâm nghiệp ở Tây Nguyên cao nhất
B Tỉ trọng đất chuyên dùng và đất ở của Tây Nguyên thâp nhất
C Tỉ trọng đất nông nghiệp ở Tây Nguyên lớn hơn đồng bằng Sông Cửu Long
D Ý a và b đều đúng
- Câu 36 : Căn cứ vào bảng số liệu sau:Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyênvà Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005Đơn vị: nghìn haTỉ trọng đất nông nghiệp của đồng bằng Sông Cửu Long năm 2005 là:
A 74,5%
B 73,1%
C 76,2%
D 74%
- Câu 37 : Căn cứ vào bảng số liệu sau:Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyênvà Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005Đơn vị: nghìn haTỉ trọng đất lâm nghiệp năm 2005 ở Tây Nguyên là:
A 53,2%
B 55,4%
C 56,2%
D 65%
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)