Đề thi thử THPT QG môn Địa lí Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc -...
- Câu 1 : Một người Đức có thể làm việc ở mọi nơi tại nước Pháp như một người Pháp. Đây là kết quả của việc thực hiện
A tự do lưu thông dịch vụ.
B tự do lưu thông hàng hóa.
C tự do lưu thông tiền vốn.
D tự do di chuyển.
- Câu 2 : Loại đất chủ yếu của đai ôn đới gió mùa trên núi của nước ta là đất
A xám bạc màu.
B mùn thô.
C feralit có mùn.
D feralit đỏ vàng.
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973?
A Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp gắn với áp dụng kĩ thuật mới
B Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt theo từng giai đoạn.
C Tận dụng những thời cơ do xu hướng toàn cầu hóa mang lại.
D Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, phát triển cả các xí nghiệp lớn và nhỏ.
- Câu 4 : Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định bởi
A các đường song song cách đều đường cơ sở 12 hải lí về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan.
B các đường song song cách đều đường cơ sở 200 hải lí về phía biển và đường phân chia vùng biển quốc tế.
C đường bờ biển dài 3260 km, cong hình chữ S từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
D đường cơ sở ven bờ biển và đường ranh giới ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải.
- Câu 5 : Giới hạn của dãy Hoàng Liên Sơn là từ
A Phong Thổ tới cao nguyên Mộc Châu.
B Khoan La San đến phía nam sông Cả.
C thượng nguồn sông Chảy đến Tam Đảo.
D biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà.
- Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Hoa Kì?
A Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
B Các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại.
C Số khách du lịch quốc tế nhiều hơn khách nội địa.
D Ngành ngân hàng, tài chính hoạt động khắp thế giới.
- Câu 7 : Đường lối Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ năm
A 1975.
B 2007.
C 1979.
D 1986.
- Câu 8 : Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương là
A Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
B Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
C Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Câu 9 : Lãnh hải của nước ta là
A vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
B vùng nước tiếp giáp đất liền, phía trong đường cơ sở.
C phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển.
D vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
- Câu 10 : Cho bảng số liệu:MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: 0C) (Nguồn: SGK địa lí 12 cơ bản, trang 50 – NXB Giáo dục năm 2013)Biên độ nhiệt độ tuyệt đối và biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội lần lượt là
A 12,50C và 40,10C.
B 40,10C và 12,50C.
C 3,20C và 26,20C.
D 26,20C và 3,20C.
- Câu 11 : Phần lớn các nước phát triển có
A GDP bình quân đầu người thấp.
B tỉ trọng nông nghiệp trong GDP cao.
C chỉ số phát triển con người thấp.
D đầu tư nước ngoài nhiều.
- Câu 12 : Nguyên nhân sâu xa nhất của tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là
A sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
B nguồn dầu mỏ và vị trí địa - chính trị quan trọng của khu vực.
C hoạt động của các tổ chức tôn giáo, chính trị cực đoan.
D sự tranh giành đất đai, nguồn nước và những định kiến xã hội.
- Câu 13 : Nhận định nào sau đây không chính xác về nông nghiệp Trung Quốc?
A Lúa mì, ngô, củ cải đường tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc.
B Cơ cấu cây trồng của Trung Quốc gồm cả các cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
C Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông.
D Các sản phẩm nông nghiệp chính ở miền Tây là lúa gạo, lúa mì, lợn, gia cầm.
- Câu 14 : Cho biểu đồ:Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam?
A Hàng dệt, may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2012 - 2014.
B Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2014. hơn so với hai mặt hàng còn lại.
C Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm
D Nếu tính trong giai đoạn 2000 – 2010 thì hàng dệt, may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.
- Câu 15 : Cho bảng số liệu:TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH NĂM (Đơn vị: %)(Nguồn: SGK Địa lí 11 cơ bản, trang 13)Để so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển (1975 - 2005), loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A Kết hợp (cột, đường).
B Cột chồng.
C Cột ghép.
D Đường.
- Câu 16 : Cho đoạn thơ: “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông...Muốn gửi ra em một chút nắng vàng”(Trích: Gửi nắng cho em - Bùi Văn Dung)Đoạn thơ trên thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo
A mùa.
B độ cao.
C Bắc - Nam.
D Đông - Tây.
- Câu 17 : Sau 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là
A 10/11 quốc gia khu vực Đông Nam Á trở thành thành viên của ASEAN.
B tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước trong khu vực cao và bền vững.
C đời sống của người dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng phát triển rất hiện đại.
D tạo dựng được một khu vực hòa bình, tuyệt đối ổn định trong khu vực.
- Câu 18 : Cho bảng số liệu:LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM(Đơn vị: mm)Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A Lượng mưa và lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào Nam.
B Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi nhỏ nhất.
C Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm lớn nhất.
D TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất và cân bằng ẩm nhỏ nhất.
- Câu 19 : Tài nguyên dầu khí của Hoa Kì tập trung nhiều nhất ở
A bang Tếch-dat và ven vịnh Mêhicô.
B bang Mit-xu-ri và ven Đại Tây Dương.
C bang Nê-va-đa và ven Thái Bình Dương.
D bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.
- Câu 20 : Cho đoạn thơ: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bayHoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”(Trích: Mưa xuân – Nguyễn Bính)Em hãy cho biết hiện tượng mưa xuân trong đoạn thơ trên ở nước ta là hiện tượng nào sau đây?
A Mưa ngâu.
B Mưa phùn.
C Mưa đá.
D Mưa rào
- Câu 21 : Điểm khác biệt cơ bản nhất về địa hình của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là
A có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
B thấp và bằng phẳng hơn.
C có nhiều vùng trũng lớn.
D có đê ven sông ngăn lũ.
- Câu 22 : Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho gió mùa Tây Nam có thể ảnh hưởng tới đồng bằng Bắc Bộ là do
A áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh.
B gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn.
C gió mùa Đông Nam hoạt động mạnh.
D ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đầu mùa hạ.
- Câu 23 : Ở nước ta, theo 3 đai cao từ thấp lên cao có các loại đất lần lượt là
A phù sa, feralit có mùn, mùn thô.
B phù sa, mùn thô, feralit có mùn.
C mùn thô, feralit có mùn, phù sa.
D feralit có mùn, mùn thô, phù sa.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)