- Di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài...
- Câu 1 : Khi nói về gen trên cặp nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa gen quy định giới tính, không có gen quy định các tính trạng thường.
B Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính X mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
C Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính Y mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính X.
D Có những gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và có cả alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
- Câu 2 : Nhiễm sắc thể giới tính không có đặc điểm là
A Có gen quy định tính trạng thuộc giới tính
B Có gen quy định tính trạng không thuộc giới tính
C Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
D Có đoạn tương đồng và đoạn không tương đồng
- Câu 3 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên nhiễm sắc thể X.
A Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ cho con trai.
B Tỉ lệ phân li kiểu hình không giống nhau ở hai giới.
C Kết quả phép lai thuận khác với kết quả phép lai nghịch.
D Kiểu hình lặn có xu hướng biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể XX
- Câu 4 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người:
A Bệnh phổ biến hơn ở người nam.
B Bố mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái.
C Hôn nhân cận huyết tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện người nữ mắc bệnh.
D Mẹ bình thường mang gen bệnh sẽ làm bệnh biểu hiện ở một nửa số con trai.
- Câu 5 : Các bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền theo quy luật nào?
A Di truyền ngoài nhân
B Tương tác gen
C Theo dòng mẹ
D Liên kết với giới tính
- Câu 6 : Ở nguời, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen trội H quy định tình trạng máu đông bình thường. Một gia đình có bố và con trai đều mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng?
A Con trai đã nhận gen bệnh từ bố.
B Mẹ bình thường có kiểu gen XHXH.
C Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp XHXh.
D Con gái của cặp vợ chồng này chắc chắn cũng bị bệnh máu khó đông.
- Câu 7 : Trong quy luật di truyền liên kết với giới tính, phép lai thuận nghịch cho kết quả?
A Tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới.
B Con lai luôn có kiểu hình giống mẹ.
C Con lai F1 đồng tính và chỉ biểu hiện tính trạng một bên bố hoặc mẹ.
D Tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới giống nhau.
- Câu 8 : Ở ruồi giấm, gen Hbr có ba alen khác nhau gồm Hbr1, Hbr2, Hbr3 nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y quy định sản xuất một protein liên quan đến màu sắc mắt. Số lượng alen Hbr tối đa mà một cá thể ruồi đực bình thường có thể có trong hệ gen ở một tế bào sinh dưỡng là:
A 2
B 9
C 1
D 3
- Câu 9 : Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình đời con giống nhau ở cả hai giới?
A XaXa × XAYa.
B XAXa × XaYa.
C XAXa × XAYa.
D XAXa × XaYA.
- Câu 10 : Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% ruồi mắt đỏ : 25% ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?
A XBXB × XbY.
B XBXB × XBY.
C XBXb × XbY.
D XBXb × XBY.
- Câu 11 : Ở 1 loài thú, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định màu trắng, alen B quy định lông dài trội hoàn toàn so với b quy định lông ngắn. Cho con đực lông trắng, dài giao phối với con cái lông đen, ngắn thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cái lông đen, dài: 1 đực đen, ngắn. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cái đen, ngắn: 1 cái đen, dài: 1 đực đen, ngắn: 1 đực trắng, dài. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây sai?
A Hai gen quy định tính trạng nằm trên NST X.
B Ở F2, con cái lông đen, ngắn có kiểu gen đồng hợp.
C Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 1: 2: 1
D Hai gen quy định tính trạng di truyền liên kết.
- Câu 12 : Ở một loài chim, xét 4 cặp gen nằm trên bốn cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai P:\(AaBbDd{X^M}{X^m} \times aaBbdd{X^M}Y\). Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể F1, con đực có kiểu hình giống mẹ chiếm tỷ lệ
A 3/16.
B 3/32.
C 3/64
D 9/64
- Câu 13 : Ở ruồi giấm, xét phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}Y\). Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen với tần số f = 20%. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng với kết quả ở F1 ?(1) Số kiểu gen tối đa là 28(2) Số kiểu hình tối đa là 16(3) Tỉ lệ kiểu hình A-B-D- chiếm 40,5%(4) Tỉ lệ cá thể có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}{X^d}\) là 2,5%
A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 14 : Ở một loài động vật, khi cho cá thể cái (XX) mắt trắng giao phối với cá thể đực (XY) mắt đỏ, thế hệ F1 toàn mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên, thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình như sau:- Giới cái : 3 mắt đỏ : 5 mắt trắng.- Giới đực : 6 mắt đỏ : 2 mắt trắng.Nếu đem con đực F1 lai phân tích, thì ở thế hệ con tỉ lệ con cái mắt đỏ sẽ là:
A 75%.
B 50%.
C 25%
D 0%
- Câu 15 : Cho các kết luận sau:(1) Kết quả phép lai thuận và phép lai nghic̣h là giố ng nhau, trong đó con lai thường mang tı́nh trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ(2) Các gen ngoài nhân luôn đươc phân chia đều cho các tế bào trong quá trình phân bào(3) Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ.(4) Tính traṇ g do gen ngoài nhân quy điṇ h vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.(5) Các tính trạng di truyền vẫn tuân theo các quy luật di truyền NST.Có bao nhiêu kết luân không đúng khi nói về đặc điểm của gen ngoài nhân?
A 3
B 2
C 5
D 4
- Câu 16 : Ở người, các gen mù màu đỏ-xanh lá cây (R= bình thường, r = mù màu) và bệnh hemophilia A (H = bình thường, h = bệnh hemophilia) liên kết và cách nhau 3 đơn vị bản đồ. Một người phụ nữ có mẹ bị mù màu và có cha bị bệnh hemophilia A đang mang thai một bé trai và muốn biết khả năng con mình sẽ có thị lực bình thường và đông máu. Xác suất đứa trẻ có thị lực bình thường và không bị máu khó đông là bao nhiêu?
A 0,03
B 0,15
C 0,485
D 0,01
- Câu 17 : Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lý thuyết F2, ta có:A 100% cây hoa trắng.
B 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.
C 100% cây hoa đỏ.
D 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.
- Câu 18 : Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, tính trạng chiều cao do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, tính trạng kháng thuốc do gen nằm trong ti thể quy định. Chuyển nhân từ tế bào của một con đực A có màu lông vàng, chân cao, kháng thuốc vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cơ thể cái B có màu lông đỏ, chân thấp, không kháng thuốc tạo được tế bào chuyển nhân C. Nếu tế bào C phát triển thành cơ thể thì kiểu hình của cơ thể này là
A Đực, lông vàng, chân cao, kháng thuốc.
B Đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc.
C Cái, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc.
D Đực, lông vàng, chân thấp, kháng thuốc.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen