Đề thi thử THPT QG môn Địa lí trường THPT Chuyên L...
- Câu 1 : Sự hình thành 3 đai cao của thiên nhiên nước ta trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của
A đất đai
B sinh vật
C khí hậu
D sông ngòi.
- Câu 2 : Sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng rừng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta là do
A hướng các dãy núi và vị trí địa lí.
B hướng các dãy núi.
C gió mùa và hướng các dãy núi.
D gió mùa và vị trí địa lí.
- Câu 3 : Biểu hiện nào không phải đặc trưng của địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa?
A Quá trình cacxtơ diễn ra mạnh.
B Quá trình phong hóa diễn ra yếu.
C Ở miền núi, địa hình có độ dốc lớn.
D Quá trình bào mòn sườn diễn ra mạnh.
- Câu 4 : Cho bảng số liệu:Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản qua các năm(Đơn vị: %)Nhận xét nào sau đây là đúng?
A Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm liên tục.
B Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới.
C Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản không ổn định.
D Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động.
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết diện tích đất phèn lớn nhất ở nơi nào sau đây của nước ta?
A Đồng bằng sông Hồng.
B Các đồng bằng ở duyên hải Nam Trung Bộ.
C Các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ.
D Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 6 : Chỉ ra đặc điểm địa hình không đúng của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ của nước ta?
A Hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam.
B Đồng bằng mở rộng.
C Nhiều đá vôi
D Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
- Câu 7 : Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao từ 1950 đến 1973?
A Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, hạn chế vốn đầu tư.
B Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn và duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
C Tập trung phát triển các xí nghiệp lớn, giảm và bỏ hẳn những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
D Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh các ngành cần đến khoáng sản
- Câu 8 : Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với
A Trung Quốc và Lào.
B Lào và Campuchia.
C Trung Quốc, Lào và Campuchia.
D Campuchia và Trung Quốc.
- Câu 9 : Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản do
A nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.
B Nhật Bản tập trung, ưu tiên phát triển công nghiệp.
C diện tích đất nông nghiệp của Nhật Bản quá ít.
D Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại tài chính.
- Câu 10 : Cho bảng số liệu:Một số chỉ số của dân số Hoa Kì từ năm 1950 – 2014Nhận xét nào sau đây là đúng?
A Tuổi thọ trung bình của dân số Hoa Kì ngày càng giảm.
B Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Hoa Kì có nhiều biến động.
C Dân số Hoa Kì đang có xu hướng già hóa.
D Số người trong độ tuổi lao động của Hoa Kì tăng nhanh.
- Câu 11 : Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có
A tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
B tín phong bán cầu Nam hoạt động quanh năm.
C các khối khí lạnh phương Bắc ảnh hưởng đến trong mùa đông.
D khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến trong mùa hạ.
- Câu 12 : Vì sao chế độ nước của sông ngòi nước có tính mùa rõ rệt?
A Nguồn cung cấp nước chính cho sông (nước mưa) phân hóa theo mùa.
B Sông ngòi bị khai thác quá mức cho hoạt động nông nghiệp.
C Đa số sông lớn ở nước ta bắt nguồn từ lãnh thổ bên ngoài.
D Nước ta nhiều sông nhưng đa số là sông nhỏ.
- Câu 13 : Khu vực miền núi có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, nhất là
A du lịch nghỉ dưỡng
B du lịch sinh thái.
C du lịch mạo hiểm
D du lịch văn hóa.
- Câu 14 : Cho bảng số liệu:GDP của Hoa Kì và một số châu lục năm 2014Năm 2014, GDP của Hoa Kì chiếm
A 22,2 % GDP của thế giới.
B 23,4 % GDP của thế giới.
C 28,5 % GDP của thế giới.
D 25,8 % GDP của thế giới.
- Câu 15 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây
A Thềm lục địa Nam Trung Bộ.
B Thềm lục địa Bắc Trung Bộ.
C Thềm lục địa phía Nam.
D Thềm lục địa phía Bắc
- Câu 16 : Phát biểu nào dưới đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì?
A Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng mạnh.
B Công nghiệp khai khoáng chiếm hầu hết giá trị hàng hóa xuất khẩu.
C Công nghiệp tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì.
D Hiện nay các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven Thái Bình Dương.
- Câu 17 : Ở Hoa Kì, thời tiết bi biến động mạnh, thường xuyên xuất hiện nhiều thiên tai như lốc xoáy, vòi rồng, mưa đá là do
A lãnh thổ Hoa Kì rộng lớn.
B lãnh thổ chia thành 3 vùng khác biệt.
C địa hình có dạng lòng máng nghiêng theo hướng Bắc – Nam.
D nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa, bão nhiệt đới.
- Câu 18 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết tỉnh nào của nước ta nằm ở “ngã ba Đông Dương”?
A Kom Tum
B Quảng Nam
C Điện Biên
D Gia Lai
- Câu 19 : Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng nào sau đây của nước ta?
A Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
B Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C Bắc Bộ và Nam Bộ.
D Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Câu 20 : Cho bảng số liệu:Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản từ 1990 – 2015Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015 là
A biểu đồ tròn
B biểu đồ miền
C biểu đồ đường
D biểu đồ cột
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)