- Quá trình dựng nước và giữ nước, Truyền thống yê...
- Câu 1 : Đâu là nhiệm vụ chiến lược của nhân dân Việt Nam trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc?
A Kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
B Xây dựng đất nước tự chủ.
C Xây dựng, phát triển đất nước và chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D Đấu tranh chống đô hộ và đồng hóa của phong kiến phương Bắc.
- Câu 2 : Truyền thống yêu nước là
A là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.
B là những yếu tố quy chuẩn về chính trị - xã hội được hình thành qua quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
C là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.
D là những yếu tố về sinh hoạt chính trị, văn hóa, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.
- Câu 3 : Nền kinh tế Đại Việt từ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm gì nổi bật?
A Kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng đi liền mở rộng ngoại thương.
B Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành quan hệ sản xuất chủ đạo.
C Kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
D Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh mẽ.
- Câu 4 : Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có đặc điểm cơ bản là
A Văn minh lúa nước
B Văn minh nông nghiệp
C Văn minh thủ công nghiệp
D Văn minh thương nghiệp
- Câu 5 : Phong trào nông dân Tây Sơn đóng vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?
A Đánh thắng quân Thanh, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước
B Lật đổ các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước
C Giải phóng vùng đất Đàng Trong, bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước.
D Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
- Câu 6 : Lòng yêu nước được bắt nguồn từ đâu?
A Tình cảm yêu nước.
B Tình cảm mang tính dân tộc
C Tình cảm mang tính địa phương.
D Tính cảm mang tính quốc gia
- Câu 7 : “Đánh cho để dài tócĐánh cho để đen răngĐánh cho nó chích luân bất phảnĐánh cho nó phiến giáp bất hoànĐánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.Đoạn hiểu dụ trên của vua Quang Trung không mang ý nghĩa nào sau đây?
A Nêu mục đích tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.
B Khích lệ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn
C Thể hiện truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
D Ca ngợi những chiến thắng oai hùng của quân Tây Sơn.
- Câu 8 : Thế kỉ nào trong lịch sử Việt Nam được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”?
A Thế kỉ XVI.
B Thế kỉ XVII.
C Thế kỉ XVIII.
D Thế kỉ XIX.
- Câu 9 : Văn hóa của quốc gia Cham-pa và Phù Nam có điểm gì tương đồng?
A Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
B Chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo
C Chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán
D Chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Nam Á hải đảo
- Câu 10 : Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần thắng lợi đã tác động như thế nào đến tham vọng của nhà Nguyên ở khu vực châu Á?
A Làm chậm bước tiến xâm lược của nhà Nguyên xuống phía Nam châu Á
B Thúc đẩy nhà Nguyên quyết tâm xâm lược phía Nam châu Á
C Tạo điều kiện để nhân dân các nước châu Á nổi dậy giành lại độc lập
D Chặn đứng cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Nguyên xuống phía Nam châu Á
- Câu 11 : Nội dung nào là hiện tượng đặc biệt về tư tưởng - tôn giáo ở Đại Việt trong thế kỉ XI - XIII?
A Phật giáo - đạo giáo hòa vào các tín ngưỡng dân gian
B Nho giáo được độc tôn
C Tam giáo đồng nguyên
D Phật giáo trở thành tôn giáo của nhân dân
- Câu 12 : Trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?
A Sự định hình của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
B Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt
C Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện
D Có những khoảng thời gian độc lập dài để củng cố đất nước
- Câu 13 : Đâu không phải là điểm giống nhau giữa các thế lực ngoại xâm mà nhân dân Đại Việt phải đương đầu trong thế kỉ XI-XIII?
A Đều mạnh hơn Đại Việt
B Hơn Đại Việt một phương thức sản xuất
C Có cùng trình độ sản xuất với Đại Việt
D Đều đến từ phương Bắc, mang theo tư tưởng “Đại Hán”
- Câu 14 : Xuất phát điểm lòng yêu nước của các dân tộc trên thế giới đều là
A bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản trong không gian nhỏ hẹp
B đều bắt nguồn từ truyền thống chống giặc ngoại xâm
C đều bắt nguồn từ khát vọng xây dựng quốc gia hùng mạnh
D đều bắt nguồn từ lòng tự tôn dân tộc
- Câu 15 : Tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến thế kỉ XIX đã thể hiện quy luật gì?
A Kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước
B Đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước
C Kháng chiến- kiến quốc
D Dựng nước đi đôi với giữ nước
- Câu 16 : “Chở thuyền, lật thuyền cũng là dân” là quan niệm của nhà trí sĩ nào về vai trò của quần chúng nhân dân?
A Trần Hưng Đạo
B Lý Thường Kiệt
C Nguyễn Trãi
D Lê Lợi
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến