- Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A Thái Nguyên.
B Ninh Bình.
C Hải Dương.
D Hưng Yên.
- Câu 2 : Loại đất chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng là
A Đất feralit.
B Đất badan.
C Đất xám phù sa cổ.
D Đất phù sa.
- Câu 3 : Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là
A đất phù sa màu mỡ.
B nguồn nước mặt phong phú.
C có mùa đông lạnh.
D địa hình bằng phẳng.
- Câu 4 : Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là
A than đá, bô xit, dầu mỏ.
B đá vôi, sét cao lanh, than nâu.
C than nâu, đá vôi, apatit, chì – kẽm.
D sét cao lanh, đá vôi, thiếc.
- Câu 5 : Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng
A Tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
B Giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.
C Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
D Tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng.
- Câu 6 : Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở
A Hà Nội, Hải Phòng.
B Hà Nội, Bắc Ninh.
C Hà Nội, Hải Dương.
D Hà Nội, Nam Định.
- Câu 7 : Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là
A Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.
B Hà Nội – Hải Phòng – Cẩm Phả.
C Hà Nội – Hải Dương– Hải Phòng.
D Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Yên.
- Câu 8 : Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông
A sông Hồng và sông Thái Bình.
B sông hồng và sông Đà.
C sông Hồng và sông Cầu.
D sông Hồng và sông Lục Nam.
- Câu 9 : Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có
A diện tích lúa lớn nhất.
B trình độ thâm canh cao.
C sản lượng lúa lớn nhất.
D hệ thống thủy lợi tốt.
- Câu 10 : Đâu không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?
A Hình thành sớm nhất Việt Nam.
B Có tốc độ tăng trưởng nhanh.
C Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.
D Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành trọng điểm.
- Câu 11 : Bình quân sản lượng lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do
A sản lượng lương thực ít.
B năng suất lúa thấp.
C dân số quá đông.
D diện tích lúa bị thu hẹp.
- Câu 12 : Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
A Hải Dương.
B Hưng Yên.
C Vĩnh Phúc.
D Nam Định.
- Câu 13 : Nguồn lao động của đồng bằng sông Hồng có chất lượng cao, biểu hiện ở đặc điểm
A Nguồn lao động dồi dào.
B Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
D Nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật tốt.
- Câu 14 : Nét độc đáo của nền văn minh sông Hồng thể hiện ở đặc điểm nào trong kết cấu hạ tầng sau đây?
A Mạng lưới giao thông dày đặc.
B Đường giao thông nông thôn phát triển.
C Hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ lâu đời.
D Cơ sở điện, nước được đảm bảo rất đầy đủ.
- Câu 15 : Đâu không phải là vai trò của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Hồng?
A Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B Giảm sức ép lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm.
C Bổ sung nguồn lao động dự trữ lớn trong tương lai.
D Bảo vệ môi trường và tài nguyên.
- Câu 16 : Sản lượng lương thực của đồng bằng sông Hồng tăng chậm nguyên nhân chủ yếu do
A diện tích đất canh tác giảm.
B năng suất giảm.
C dân số đông.
D sâu bệnh phá hoại.
- Câu 17 : Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do
A Tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
B Tác động của quá trình đô thị hóa.
C Vùng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
D Cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và đồng bộ.
- Câu 18 : Cho biểu đồ:Biểu đồ thể hiện năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 1995 – 2004.Nhận xét không đúng về năng suất lúa của hai đồng bằng và cả nước là
A Năng suất lúa của hai đồng bằng cao hơn mức trung bình cả nước.
B Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long.
C Năng suất lúa của hai đồng bằng và cả nước đều tăng lên đều.
D Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 19 : Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất cả nước không phải vì
A Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.
B Điều kiện địa hình, nguồn nước, khí hậu thuận lợi.
C Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước.
D Mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước.
- Câu 20 : Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay là
A Thiếu tài nguyên thiên nhiên.
B Thiếu lao động có kĩ thuật.
C Dân số đông trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
D Nhiều vùng đất bị thoái hóa, bạc màu.
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 2 Dân số và gia tăng dân số
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 5 Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 23 Vùng Bắc Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 25 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 26 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 10 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 44 Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 34 Thực hành Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 36 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 37 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long