- Ôn tập - cảm ứng ở động vật
- Câu 1 : Hình thức cảm ứng đơn giản nhất ở động vật là
A di chuyển cơ thể hướng tới hoặc tránh xa kích thích.
B co rúm toàn thân,
C phản ứng định khu.
D phản ứng bằng cơ chế phản xạ.
- Câu 2 : Hệ thần kinh tiến hoá nhất ở động vật không xương sống là
A dạng thần kinh lưới.
B dạng thần kinh hạch,
C dạng thần kinh ống.
D dạng thần kinh chuỗi.
- Câu 3 : Các động vật có hệ thần kinh ống không có đặc điểm
A trả lời kích thích theo nguyên tắc phản xạ.
B có bộ não phân hóa rõ rệt.
C có đối xứng toà tròn.
D có trung ương thần kinh được bảo vệ trong khung xương bền vững.
- Câu 4 : Nhóm động vật có hệ thần kinh giống với hệ thần kinh của gián là
A rắn, rết, cánh cam, châu chấu, thuỷ tức.
B châu chấu, ruồi, muỗi, ong.
C tôm, gà, giun đốt, chuồn chuồn.
D chim sẻ, đỉa, giun đốt.
- Câu 5 : Khác với tính cảm ứng của thuỷ tức, phản ứng của giun đốt
A đã mang tính định khu và ít tiêu tốn năng lượng hơn.
B chưa mang tính định khu nhưng chính xác hơn.
C được thực hiện theo cơ chế phản xạ.
D có cơ chế giống với phản ứng của các loài bò sát.
- Câu 6 : Sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng lúc tế bào không bị kích thích không phải là
A điện nghỉ.
B điện màng,
C điện tĩnh.
D điện động.
- Câu 7 : Điện nghỉ hình thành do sự khuếch tán các ion K+ từ trong ra ngoài màng, nhưng vẫn tiêu tốn năng lượng ATP để
A ngăn cản sự di chuyển của Na+ từ ngoài vào trong.
B hoạt hóa các ion K+
C tăng tính thấm của màng.
D vận hành bơm Na+ - K+.
- Câu 8 : Thuộc loại phản xạ không điều kiện là
A nghe tiếng gọi “chích chích”, gà chạy tới.
B nhìn thấy quả chanh ta tiết nước bọt.
C nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nâp vào cánh gà mẹ.
D hít phải bụi ta “hắt xì hơi”.
- Câu 9 : Bản năng là
A một phản xạ không điều kiện.
B một phản xạ có điều kiện.
C một chuỗi phản xạ không điều kiện diễn ra theo trình tự nhất định.
D một tập tính hỗn hợp giữa bẩm sinh và học được.
- Câu 10 : Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này chứng tỏ
A sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
B tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
C tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
D chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.
- Câu 11 : Phản xạ tiết nước bọt khi thức ăn chạm lưỡi có cung phản xạ giống với trường hợp nào sau đây hơn cả?
A toát mồ hôi khi trời nóng.
B tiết dịch vị khi ngửi thấy mùi thơm của thức ăn.
C bật đèn sáng chó tiết nước bọt.
D nghe tiếng vỗ tay quen thuộc, cá bơi lên.
- Câu 12 : Phản xạ nào sau đây có cung phản xạ giống với trường hợp nghe tiếng nỗ lớn ta quay đầu về phía phát ra tiếng nổ?
A nghe gọi tên mình từ phía sau thì quay đầu lại.
B nghe thấy tiếng sét ta giật mình.
C nghe còi báo động thì chạy xuống hầm.
D nghe tiếng trống hiệu, học sinh vào lớp.
- Câu 13 : Cá mập con nở trước thường ăn luôn các trứng chưa nở trong bụng mẹ. Đây là loại
A tập tính ích kỷ.
B tập tính vị tha.
C Tập tính thứ bậc.
D tập tính kiếm ăn.
- Câu 14 : Một con ngỗng khi nhìn thấy bất cứ quá trứng nào nằm ngoài tổ sẽ tìm cách lăn nó vào tổ. còn tu hú khi đẻ nhờ vào tổ của các loài chim khác lại cố gắng đẩy trứng của chim chủ nhà ra khỏi tổ. Cả hai hoạt động này đều giống nhau ở chỗ
A Là những tập tính học được từ đồng loại
B Chỉ là những hành động rập khuôn mang tính chất bản năng
C Chúng không phân biệt được trứng của mình
D Chúng không biết ấp trứng
- Câu 15 : Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, rất nhiều ong lính xông ra đốt nó, sau đó ong chết la liệt. Giải thích đúng về sự hi sinh của các con ong lính trong trường hợp này là
A Ong có tính hung hăng
B Chúng không biết hậu quả của việc mình làm
C Hành động này được khởi xướng từ con đầu đàn, còn những con khác bắt chước
D Do tập tính vị tha
- Câu 16 : Hành động nào sau đây là kết quả của học khôn?
A cóc đớp phải con ong thì lập tức nhả ra.
B thỏ ăn trúng lá cây bị say, về sau nó không bao giờ ăn loại lá đó nữa.
C chim sâu không ăn các con sâu có màu sặc sỡ.
D tinh tinh tuốt lá ở một cành cây tạo thành cái que chọc vào tổ moi để bắt mối.
- Câu 17 : Ý nào không đúng đối với cảm ứng ở động vật đơn bào ?
A Tiêu tốn năng lượng.
B Co rút chất nguyên sinh,
C Chuyển động ca cơ thể.
D Thông qua phản xạ.
- Câu 18 : Ý nào không đúng với dặc điểm của phản xạ co ngón tay ?
A Là phản xạ có điều kiện.
B Là phản xạ không điều kiện,
C Là phản xạ có tính di truyền.
D Là phản xạ bẩm sinh.
- Câu 19 : Hệ thần kinh ống được cấu tạo từ hai phần rõ rệt là
A Não và tuỷ sống.
B Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên,
C Não và thần kinh ngoại biên.
D Tuỷ sống và thần kính ngoại biên.
- Câu 20 : Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện ?
A Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
B Không di truyền được, mang tính cá thể.
C Có số lượng hạn chế
D Thường do vỏ não điều khiển.
- Câu 21 : Tốc độ cảm của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào
A Diễn ra chậm hơn nhiều.
B Diễn ra nhanh hơn.
C Diễn ra ngang bằng.
D Diễn ra chậm hơn một chút.
- Câu 22 : Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật là
A học ngầm.
B điều kiện hoá hành động,
C in vết.
D quen nhờn.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước