Đề thi thử THPT QG môn Địa lí Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc -...
- Câu 1 : Nước công nghiệp mới là nước đang phát triển đã trải qua quá trình
A công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
B đô thị hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp, đô thị nhất định.
C chuyên môn hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
D liên hợp hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
- Câu 2 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
A Tổng lượng mưa lớn.
B Nhiệt độ trung bình năm cao.
C Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
D Có mùa mưa và khô rõ rệt.
- Câu 3 : Ở nước ta, phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, được gọi là
A lãnh hải.
B thềm lục địa.
C vùng đặc quyền kinh tế.
D vùng tiếp giáp lãnh hải.
- Câu 4 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Hoa Kì?
A Người nhập cư đa số từ châu Âu.
B Dân cư phân bố đồng đều.
C Dân số tăng nhanh do nhập cư.
D Tổng số dân lớn thứ ba thế giới.
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây ở nước ta có mùa mưa vào thu đông?
A Cần Thơ.
B Hà Nội.
C Đà Lạt.
D Đồng Hới.
- Câu 6 : Hiện nay các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới là
A nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục.
B văn hóa, giáo dục, công nghiệp.
C tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
D du lịch, công nghiệp, giáo dục.
- Câu 7 : Vùng núi nào sau đây có độ cao trung bình lớn nhất nước ta?
A Tây Bắc
B Trường Sơn Bắc.
C Trường Sơn Nam.
D Đông Bắc.
- Câu 8 : Do vị trí kề sát vành đai lửa Thái Bình Dương nên Đông Nam Á thường xảy ra
A hạn hán.
B động đất.
C lũ lụt.
D bão.
- Câu 9 : Nguyên nhân nào sau đây tạo nên những ngày nắng ấm trong mùa đông ở miền Bắc nước ta?
A Gió phơn Tây Nam.
B Gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
C Gió mùa mùa đông lạnh khô.
D Tín phong bán cầu Bắc.
- Câu 10 : Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
A Ngư dân đánh bắt được nhiều hải sản.
B Thiên nhiên nước ta có nhiều thiên tai.
C Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng.
D Hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có.
- Câu 11 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây ở nước ta không tiếp giáp Lào?
A Hà Tĩnh.
B Lai Châu.
C Quảng Nam.
D Kon Tum.
- Câu 12 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết các vườn quốc gia nào sau đây được sắp xếp theo chiều từ Bắc xuống Nam ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A Cát Tiên, Yok Đôn, Kon Ka Kinh, Bạch Mã.
B Bạch Mã, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Cát Tiên.
C Cát Tiên, Bù Gia Mập, Yok Đôn, Kon Ka Kinh.
D Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Bù Gia Mập, Cát Tiên.
- Câu 13 : Cho biểu đồ: Nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí MinhNhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A Nhiệt độ trung bình năm ở Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.
B Chế độ mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa.
C Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn Thành phố Hồ Chí Minh.
D Hà Nội có biên độ nhiệt năm lớn, Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ.
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết núi nào sau đây cao nhất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A Núi Phanxipăng.
B Núi Tây Côn Lĩnh.
C Núi Ngọc Linh.
D Núi Pu Tha Ca.
- Câu 15 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên vùng núi Tây Bắc nước ta có đủ 3 đai cao?
A Hướng núi là tây bắc - đông nam.
B Địa hình cao nhất nước ta.
C Nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.
D Có nhiều sơn nguyên và cao nguyên.
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây của nước ta?
A Bắc Trung Bộ.
B Đông Nam Bộ.
C Tây Nguyên.
D Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Câu 17 : Vùng thềm lục địa ở miền Trung nước ta hẹp và sâu do
A vùng ven biển miền Trung ít bị xâm thực.
B vùng ven biển miền Trung có lượng mưa lớn.
C vùng đồng bằng và đồi núi kề bên hẹp ngang.
D có nhiều sông lớn đổ ra biển.
- Câu 18 : Cho bảng số liệu:Giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 1997 - 2005(Đơn vị: tỉ USD)Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 1997 - 2005?
A Giá trị xuất khẩu tăng mạnh hơn nhập khẩu.
B Giá trị nhập khẩu luôn nhỏ hơn xuất khẩu.
C Giá trị xuất khẩu tăng gấp gần 2,8 lần.
D Giá trị nhập khẩu luôn tăng qua các năm.
- Câu 19 : Ý nào sau đây không đúng với tác động của Tín phong bán cầu Bắc trong mùa đông ở nước ta?
A Gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.
B Tạo nên những ngày thời tiết nắng ấm ở miền Bắc nước ta.
C Gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ.
D Tạo nên mùa khô sâu sắc cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Câu 20 : Phát biểu nào sau đây đúng về sự tương phản của thiên nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
A Miền Tây sông ngòi rộng và thoải; miền Đông sông ngòi dốc, nhiều thác ghềnh.
B Miền Tây chủ yếu là đồng bằng châu thổ; miền Đông chủ yếu là núi và cao nguyên.
C Miền Tây là nơi bắt nguồn của các con sông; miền Đông là hạ lưu của các sông lớn.
D Miền Tây có khí hậu lục địa mưa nhiều; miền Đông khí hậu hải dương khắc nghiệt.
- Câu 21 : Nguyên nhân cơ bản nào sau đây làm cho thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống?
A Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng lớn.
B Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
C Nước ta vừa tiếp giáp biển, vừa tiếp giáp đất liền.
D Nước ta tiếp giáp vùng biển lớn với đường bờ biển dài
- Câu 22 : Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây?
A Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
B Bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
C Hình thành hang động ở vùng núi đá vôi.
D Xảy ra hiện tượng đá lở, đất trượt.
- Câu 23 : Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, chủ yếu do tác động của
A quá trình đô thị hóa.
B xu hướng khu vực hóa.
C xu hướng toàn cầu hóa.
D quá trình công nghiệp hóa.
- Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây ở nước ta có biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất?
A Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
B
Vùng khí hậu Nam Bộ.
C Vùng khí hậu Tây Nguyên.
D Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
- Câu 25 : Đặc điểm khí hậu của vùng Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là
A không có mùa đông lạnh.
B mưa về thu đông.
C chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
D chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)