Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí Trường THPT Th...
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp Lào vừa giáp Cam – pu – chia?
A Quảng Nam.
B Gia Lai.
C Kom Tum.
D Điện Biên.
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết bão tập trung nhiều nhất vào tháng nào trong năm?
A tháng XI
B tháng X
C tháng IX.
D tháng XII.
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hai tỉnh có GDP bình quân theo đầu người (2007) cao nhất ở Tây Nguyên là:
A Lâm Đồng và Gia Lai.
B Đắk Nông và Lâm Đồng.
C Đắk Lắk và Lâm Đồng.
D Gia Lai và Đắk Lắk.
- Câu 4 : Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do:
A vị trí địa lí và hình thể nước ta
B lãnh thổ kéo dài theo chiều kim tuyến.
C tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.
D vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất có diện tích lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A đất mặn.
B đất xám trên phù sa cổ.
C đất phù sa ngọt.
D đất phèn.
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây không phải là đô thị loại 2?
A Quy Nhơn.
B Cần Thơ.
C Ninh Bình.
D Thái Nguyên.
- Câu 7 : Ngày 02/05/2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 tại đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa cách đảo Lý Sơn (nằm trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí, thuộc bộ phận nào của vùng biển nước ta?
A Lãnh hải.
B Nội thủy.
C Vùng tiếp giáp lãnh hải.
D Vùng đặc quyền kinh tế.
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A Pu Sam Sao.
B Tam Đảo.
C Ngân Sơn.
D Con Voi.
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất trong các hệ thống sông sau đây?
A sông Mã.
B sông Đồng Nai.
C sông Hồng.
D sông Cả.
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết các tỉnh nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ có mỏ titan?
A Thanh Hóa, Nghệ An.
B Thừa Thiên Huế, Quảng Bình.
C Nghệ An, Hà Tĩnh.
D Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
- Câu 11 : Cho biểu đồ:Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?
A Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi thấp nhất.
B Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm ở Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh có sự khác nhau rõ rệt.
C Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất.
D Thành phố Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi và cân bằng ẩm thấp nhất.
- Câu 12 : Hai khu vực có dạng địa hình cacxtơ phổ biến nhất ở nước ta là
A Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
B Đông Bắc và Tây Bắc
C Đông Bắc và Trường Sơn Bắc
D Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
- Câu 13 : Việc phát triển kinh - tế xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được trú trọng hơn nữa do
A có sự chênh lệch lớn về phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, mức sống của đại bộ phận dân tộc ít người còn thấp.
B dân tộc ít người có văn hóa đa dạng và có nhiều kinh nghiệm sản xuất quý báu.
C các dân tộc ít người tập trung ở khu vực miền núi, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn.
D các dân tộc ít người đóng vai trò rất quang trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới.
- Câu 14 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư nước ta hiện nay?
A Phân bố dân cư chưa hợp lí.
B Đông dân, nhiều thành phần dân tộc
C Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số có sự thay đổi.
D Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số già.
- Câu 15 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2014(Đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016)Từ bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi diện tích rừng của các vùng ở nước ta trong hai năm 2005 và 2014 là biểu đồ.A kết hợp.
B miền.
C đường.
D cột ghép.
- Câu 16 : Nhân tố nào quan trọng nhất làm cho địa hình ven biển nước ta đa dạng?
A do tác động của con người.
B lãnh thổ trải dài theo nhiều vĩ độ.
C do vùng ven biển có nhiều thiên tai.
D do tác động của nội lực và ngoại lực
- Câu 17 : Sinh vật của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta gồm các hệ sinh thái:
A rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng cận nhiệt ẩm.
B rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa
C rừng rậm xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
D rừng nhiệt đới gió mùa và rừng rậm xích đạo.
- Câu 18 : Vùng nào ở nước ta chịu lụt úng nghiêm trọng nhất?.
A đồng bằng sông Cửu Long.
B đồng bằng sông Hồng.
C Đông Nam Bộ.
D Bắc Trung Bộ.
- Câu 19 : Một trong những đặc điểm nổi bật về địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A miền duy nhất ở nước ta có đủ 3 đai cao.
B các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.
C có cấu trúc địa chất – địa hình khá phức tạp.
D đồi núi chiếm ưu thế, các dãy núi hướng vòng cung.
- Câu 20 : Cho bảng số liệu:BÌNH QUÂN THU NHẬP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NĂM 2013(Đơn vị: USD/người)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về bình quân thu nhập của một số quốc gia?A bình quân thu nhập của các quốc gia Đông Nam Á có sự chênh lệch lớn.
B bình quân thu nhập của quốc gia cao nhất gấp quốc gia thấp nhất gần 55 lần.
C bình quân thu nhập của tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á đều thấp.
D quốc gia có thu nhập cao nhất là Xin-ga-po , thấp nhất là Cam-pu-chia
- Câu 21 : Ý nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặc chẽ giữa miền núi với đồng bằng ở nước ta?
A hướng nghiêng của đồng bằng với miền núi đều là tây bắc – đông nam.
B đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao, hiểm trở.
C những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
D sông ngòi bắt nguồn từ miền núi, cao nguyên chảy qua các đồng bằng.
- Câu 22 : Biện pháp cấp bách để nâng cao chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay là
A phân bố lại nguồn lao động cho hợp lí.
B đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động.
C tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm.
D nâng cao thể trạng người lao động.
- Câu 23 : Khí hậu trong năm của phần lãnh thổ phía bắc có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C, thể hiện rõ nhất ở
A Bắc Trung Bộ và trung du miền núi Bắc Bộ.
B khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
C đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
D trung du và miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ.
- Câu 24 : Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông nào?
A sông Thái Bình.
B sông Đà.
C sông Hồng.
D sông Cả.
- Câu 25 : Cho biểu đồ:BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ KHÁCH DU LỊCH VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỤC CHÂU Á NĂM 2014 Dựa vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng?
A số khách du lịch đến Đông Bắc Á gấp Nam Á là 7,79 lần.
B bình quân chi tiêu của mỗi lượt khách du lịch của khu vực Đông Nam Á là 1111,3 USD/người.
C bình quân chi tiêu của mỗi lượt khách du lịch của khu vực Đông Nam Á là 111,1 USD/người.
D so với Trung-Tây Á, chi tiêu của khách du lịch đến ở Đông Nam Á cao hơn 56.528 USD.
- Câu 26 : Phát biểu nào sau đây không đúng về đô thị hóa ở nước ta?
A phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng.
B tỉ lệ dân thành thị rất cao.
C diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
D tỉ lệ dân thành thị tăng.
- Câu 27 : Ý nào sau đây không phải là phương hướng chính trong sự phát triển công nghiệp ở Đông Nam Á?
A tập trung phát triển công nghiệp điện lực và khai khoáng.
B chuyển giao công nghệ và đào tạo kỹ thuật cho người lao động.
C tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị.
D chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
- Câu 28 : Đặc điểm nào đúng khi nói về khó khăn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là trở ngại lớn nhất.
B xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
C bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán thường xuyên xảy ra
D khí hậu phân hóa sâu sắc, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.
- Câu 29 : Khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh… trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là
A sự khác biệt về đặc điểm khí hậu giữa các vùng.
B nền nhiệt độ có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc- Nam.
C tính chất thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu.
D chế độ khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc
- Câu 30 : Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa ở nước ta đến vấn đề xã hội là
A tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
B tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
C thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
D chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.
- Câu 31 : Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm là
A mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C.
B nóng, nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 250C.
C mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng trên 250C.
D quanh năm nhiệt độ dưới 150C.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)