Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học lớp 12 cơ bản...
- Câu 1 : Cơ quan tương đồng là:
A. những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau
B. những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau
C. những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau
D. những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi
- Câu 2 : Người và tinh tinh là 2 loài khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là:
A. bằng chứng giải phẫu so sánh
B. bằng chứng phôi sinh học
C. bằng chứng địa lí sinh học
D. bằng chứng sinh học phân tử
- Câu 3 : Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên (CLTN): 1. CLTN tác động lên sinh vật thông qua đặc tính di truyền và biến dị
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 4 : Cho dữ liệu sau: 1. Đấu tranh sinh tồn
A. (I)- 1, 3, 6; (II) - 2, 4, 5
B. (I)- 1, 4, 6; (II) - 2, 3, 5
C. (I)- 2, 3, 5; (II) - 1, 4, 6
D. (I)- 2, 5, 6; (II) - 1, 3, 4
- Câu 5 : Nội dung nào sau đây chỉ đúng với tiến hóa nhỏ mà không đúng với tiến hoá lớn ?
A. kết quả là sự hình thành các nhóm phân loại trên loài
B. chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và có sự phân li tính trạng
C. là kết quả của sự tổng hợp các thành tựu từ nhiều lĩnh vực sinh học
D. có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
- Câu 6 : Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là:
A. cá thể
B. quần thể
C. loài
D. phân tử
- Câu 7 : Nguồn biến dị di truyền trong quần thể là:
A. đột biến - biến dị thứ cấp và biến dị tổ hợp - biến dị sơ cấp
B. đột biến - biến dị sơ cấp và biến dị tổ hợp - biến dị thứ cấp
C. đột biến gen - biến dị sơ cấp và đột biến nhiễm sắc thể - biến dị thứ cấp
D. đột biến gen - biến dị thứ cấp và đột biến nhiễm sắc thể - biến dị sơ cấp
- Câu 8 : Di - nhập gen (dòng gen) có vai trò:
A. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể
B. làm phong phú thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể
C. làm suy giảm thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể
D. làm ổn định thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể
- Câu 9 : Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có hại bị đào thải mà nhiều khi các alen trung tính, hoặc có lợi vẫn bị đào thải trong quần thể bởi:
A. quá trình giao phối
B. di - nhập gen
C. chọn lọc tự nhiên
D. các yếu tố ngẫu nhiên
- Câu 10 : Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng:
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người
C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật
D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật
- Câu 11 : Những yếu tố của môi trường sống tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật được gọi là:
A. Nhân tố sinh thái
B. Nhân tố hữu sinh
C. Nhân tố vô sinh
D. Môi trường sống
- Câu 12 : Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6oC đến 42oC . Điều giải thích nào dưới đây là đúng?
A. nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn dưới, 42oC gọi là giới hạn trên
B. nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn dưới, > 42oC gọi là giới hạn trên
C. nhiệt độ < 5,6oC gọi là giới hạn dưới, 42oC gọi là giới hạn trên
D. nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn trên, 42oC gọi là giới hạn dưới.
- Câu 13 : Một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 10oC đến 35oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 70% đến 90%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây ?
A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 15oC đến 30oC, độ ẩm từ 75% đến 95%
B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10oC đến 38oC, độ ẩm từ 85% đến 90%
C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12oC đến 32oC, độ ẩm từ 78% đến 88%
D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 14oC đến 34oC, độ ẩm từ 80% đến 95%
- Câu 14 : Quần thể không phải là:
A. Nhóm các cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung
B. Tập hợp các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định
C. Nhóm các cá thể có kiểu gen đặc trưng và ổn định
D. Nhóm các cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
- Câu 15 : “Một số con gà dù đã ăn no, nhưng khi đưa đến bên các con gà khác đang tích cực ăn, các con gà này vẫn có thể ăn thêm 34% khối lượng thức ăn đã ăn” Ví dụ trên phản ánh mối quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ hợp tác
B. Cạnh tranh cùng loài
C. Khống chế sinh học
D. Hiệu quả nhóm
- Câu 16 : Tuổi sinh thái trong quần thể là:
A. tuổi thọ tối đa của loài
B. tuổi bình quần của quần thể
C. thời gian sống thực tế của cá thể
D. tuổi thọ do môi trường quyết định
- Câu 17 : Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên
A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ
B. dừng ngay, nếu không quần thể sẽ cạn kiệt
C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái
D. tăng cường đánh bắt, vì quần thể đang ổn định
- Câu 18 : Hình thức phân bố cá thể ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại với điều kiện bất lợi của môi trường
B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống
- Câu 19 : Mật độ cá thể của quần thể có đặc điểm:
A. khi mật độ tăng quá cao sẽ kéo theo tỉ lệ sinh sản tăng cao
B. không cố định mà thay đổi theo mùa
C. là năng lượng quần thể hấp thụ được trong một đơn vị diện tích hay thể tích sống
D. quy định tập tính sống và hình thức di cư của các cá thể trong quần thể
- Câu 20 : Trên mặt hồ có diện tích 10 ha, mật độ của lục bình là 10 cây/m2 . Mỗi cây chiếm diện tích trung bình 1,25dm2, cứ 10 ngày mỗi cây mẹ sinh thêm một cây mới và không xảy ra tử vong, phát tán. Số cá thể lục bình phủ kín mặt hồ sau thời gian bao lâu?
A. 30 ngày
B. 40 ngày
C. 50 ngày
D. 60 ngày
- Câu 21 : Tìm câu phát biểu đúng
A. Kích thước tối thiểu của quần thể là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển
B. Kích thước tối thiểu của quần thể là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
C. Kích thước tối đa của quần thể là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển
D. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể sẽ cạnh tranh giữa các cá thể, một số cá thể phài di cư khỏi quần thể
- Câu 22 : Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kích thước quần thể chủ yếu là do:
A. mức sinh sản và tử vong
B. sự xuất cư và nhập cư
C. mức tử vong và xuất cư
D. mức sinh sản và nhập cư
- Câu 23 : Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong
B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu
- Câu 24 : Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A. biến động số lượng theo chu kì năm
B. biến động số lượng theo chu kì mùa
C. biến động số lượng không theo chu kì
D. không phải là biến động số lượng
- Câu 25 : Ở quần thể người:
A. Chất lượng cuộc sống nâng cao nhờ sự gia tăng dân số
B. Tốc độ tăng dân số như nhau qua các thời kì phát triển
C. Có sự gia tăng dân số liên tục trong suốt quá trình phát triển
D. Nền kinh tế phát triển mạnh nhờ sự phân bố dân cư bất hợp lí
- Câu 26 : Cho sự biến động số lượng cá thể của các quần thể như sau: (I). Số lượng cáo ở đồng rêu phương Bắc phụ thuộc vào số lượng con mồi là chuột lemmut.
A. I, II
B. I, IV
C. II, III
D. III, IV
- Câu 27 : Ý nghĩa của trạng thái cân bằng trong quần thể không đúng:
A. Quần thể phát triển ổn định lâu dài
B. Nhu cầu quần thể phù hợp với nguồn sống từ môi trường
C. Giữ cho số lượng cá thể quần thể luôn thấp so với nguồn sống từ môi trường
D. Giữ cho số lượng cá thể quần thể ổn định
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen