Đề thi HK1 môn Vật Lý 8 năm 2020 trường THCS Nguyễ...
- Câu 1 : Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào đúng?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
B. Ô tô đứng yên so với cột điện bên đường.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
D. Ô tô đứng yên so với cây bên đường.
- Câu 2 : Đơn vị hợp pháp của vận tốc là:
A. m.s
B. km/h
C. km/s
D. m/h
- Câu 3 : Một người đi xe đạp trong 2,5 giờ với vận tốc trung bình là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là:
A. 2,5km
B. 4,8 km
C. 12 km
D. 30 km.
- Câu 4 : Áp lực tác dụng lên mặt sàn 500N. Diện tích tiếp xúc với mặt sàn là 4m2. Áp suất tác dụng lên sàn là:
A. 125 m2 /N
B. 2000 N/m
C. 125 Pa
D. 125N
- Câu 5 : Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường. Để giảm thiểu tác hại này cần:
A. Giảm số phương tiện lưu thông trên đường.
B. Tăng số phương tiện lưu thông trên đường.
C. Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
D. Cả A và C.
- Câu 6 : Một vật chuyển động so với vật mốc khi:
A. Khoảng cách so vật mốc thay đổi.
B. Thời gian so với vật mốc thay đổi.
C. Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi.
D. Vận tốc so với vật mốc thay đổi.
- Câu 7 : Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:
A. 19,44m/s
B. 15m/s
C. 1,5m/s
D. 2/3m/s
- Câu 8 : Mặt lốp xe ô tô, xe máy có khía rãnh để:
A. Tăng ma sát
B. Giảm ma sát
C. Tăng quán tính
D. Giảm quán tính
- Câu 9 : Vật sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng?
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
- Câu 10 : Móc một quả nặng vào lực kế, số chỉ của lực kế 20 N. Nhúng chìm quả nặng vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên
B. Giảm đi
C. Không thay đổi
D. Chỉ số 0
- Câu 11 : Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở:
A. độ cao khác nhau.
B. cùng một độ cao.
C. chênh lệch nhau.
D. không như nhau.
- Câu 12 : Một thùng cao 1,5m đựng đầy nước khối lượng 1000kg, áp suất của nước lên đáy thùng và lên 1 điểm cách miệng thùng 0,5m lần lượt là:
A. 15000Pa và 5000Pa.
B. 1500Pa và 1000Pa.
C. 15000Pa và 10000Pa.
D. 1500Pa và 500Pa.
- Câu 13 : Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
B. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
C. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
D. Ô tô chuyển động so với cây ven đường.
- Câu 14 : Hành khách ngồi trên xe đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột tăng vận tốc
B. Đột ngột rẽ sang trái
C. Đột ngột giảm vận tốc
D. Đột ngột rẽ sang phải
- Câu 15 : Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
B. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
D. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng