Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 tr...
- Câu 1 : Cát trắng là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê tập trung nhiều ở các đảo thuộc tỉnh:
A. Bà Rịa - Vũng Tàu.
B. Quảng Ninh.
C. Hải Phòng.
D. Quảng Trị.
- Câu 2 : Nghề làm muối ở nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng:
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 3 : Tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất nước ta
A. Thái Nguyên
B. Lâm Đồng.
C. Hà Giang.
D. Phú Thọ.
- Câu 4 : Dựa vào Atlat trang 29, khu kinh tế cửa khẩu nào không nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long
A. Mộc Bài.
B. Hà Tiên.
C. Đồng Tháp.
D. An Giang.
- Câu 5 : Giải pháp nào sau đây không phải của vùng Tây Nguyên trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội để sản xuất cây công nghiệp:
A. Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
C. Đẩy mạnh khâu chế biến và khâu xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp.
D. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng.
- Câu 6 : Cảng nước sâu đang xây dựng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Nha Trang.
B. Dung Quất.
C. Đà Nẵng.
D. Quy Nhơn.
- Câu 7 : Dựa vào Atlat trang 30, cho biết tỉnh nào của Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Kiên Giang.
B. An Giang.
C. Hậu Giang.
D. Tiền Giang.
- Câu 8 : Tại sao Đồng bằng sông Hồng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành?
A. Nhằm khắc phục những hạn chế.
B. Để khai thác các thế mạnh về kinh tế - xã hội.
C. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
D. Để khai thác các thế mạnh về tự nhiên.
- Câu 9 : Tỉnh được coi là trọng điểm nghề cá của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Nghệ An.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Bình.
D. Thanh Hóa.
- Câu 10 : Dựa vào Atlat trang 27, Cửa khẩu quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là:
A. Cha Lo.
B. Lao Bảo
C. Nậm Cắn.
D. Cầu Treo.
- Câu 11 : Dựa vào Atlat trang 30, khu kinh tế ven biển nào của vùng Bắc Trung Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Đông nam Nghệ An.
B. Nghi Sơn.
C. Chân Mây - Lăng Cô.
D. Vũng Áng.
- Câu 12 : Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành được thể hiện rõ nhất ở vùng?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
- Câu 13 : Vùng có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển nhất so với các vùng khác trong cả nước là
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
- Câu 14 : Ý nghĩa của việc sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Tạo việc làm cho người lao động.
B. Phát triển kinh tế vùng cao.
C. Tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc.
D. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
- Câu 15 : Loại hình giao thông vận tải nào ở vùng Bắc Trung Bộ được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch?d
A. đường hàng không.
B. đường sắt.
C. đường ô tô.
D. đường biển.
- Câu 16 : Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. chủ động sống chung với lũ.
B. xây dựng hệ thống đê bao.
C. di dân tránh lũ.
D. trồng rừng để ngăn lũ.
- Câu 17 : Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta ở vịnh?
A. Đà Nẵng.
B. Vân Phong.
C. Cam Ranh.
D. Xuân Đài.
- Câu 18 : Dựa vào Atlat trang 30, tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
A. Bắc Ninh.
B. ắc Giang.
C. Hải Dương.
D. Quảng Ninh.
- Câu 19 : Tiềm năng thủy điện trong vùng Tây Nguyên không tập trung ở hệ thống sông:
A. Ba.
B. Đồng Nai.
C. Xêxan.
D. Xêrêpốc.
- Câu 20 : Dựa vào Atlat trang 28, tỉnh nào là ngã 3 biên giới giữa Việt Nam - Lào - Campuchia:
A. Gia Lai.
B. Kon Tum.
C. Đăk Nông.
D. Đăk Lăk.
- Câu 21 : Dựa vào Atlat trang 26, tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với Trung Quốc và Lào?
A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Lai Châu.
D. Quảng Ninh.
- Câu 22 : Dựa vào Atlat trang 26, tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Hải Dương.
B. Vĩnh Phúc.
C. Bắc Ninh.
D. Bắc Giang.
- Câu 23 : Ngành kinh tế biển nào mà Trung du và miền núi Bắc Bộ không khai thác?
A. Đánh bắt hải sản.
B. Khai thác khoáng sản biển.
C. Giao thông vận tải biển.
D. Du lịch biển - đảo.
- Câu 24 : Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
A. vị trí thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế.
B. có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.
C. nguồn lao động lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
D. cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật rất tốt và đồng bộ.
- Câu 25 : Nhà máy thủy điện nào không nằm trong vùng Đông Nam Bộ?
A. Thác Mơ.
B. Hàm Thuận - Đa Mi.
C. Trị An.
D. Cần Đơn.
- Câu 26 : Thế mạnh về dân cư và nguồn lao động ở Đồng bằng sông Hồng được thể hiện qua yếu tố nào dưới đây?
A. Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao nhất cả nước.
B. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào và có kinh nghiệm trong sản xuất.
C. Cơ cấu dân số trẻ và mật độ dân số cao nhất cả nước.
D. Đông dân, lao động tập trung trong các đô thị lớn.
- Câu 27 : Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản cần
A. khai thác quá mức các nguồn lợi ven bờ.
B. khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
C. sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
D. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
- Câu 28 : Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở quần đảo?
A. Phú Quý.
B. Trường Sa.
C. Côn Sơn.
D. Hoàng Sa.
- Câu 29 : Dựa vào Atlat trang 28, cửa ngõ ra biển của khu vực nam Lào, đông bắc Thái Lan thuộc vùng
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
- Câu 30 : Đây không phải là ý nghĩa của các công trình thủy lợi ở vùng Đông Nam Bộ?
A. tăng hệ số sử dụng đất trồng.
B. tăng khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm.
C. làm tăng diện tích đất trồng trọt.
D. đưa nền nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
- Câu 31 : Mỏ dầu khí lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Đại Hùng.
B. Rồng.
C. Bạch Hổ.
D. Cái Nước.
- Câu 32 : Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ không nhằm mục đích?
A. Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
B. Hình thành cơ cấu công nghiệp.
C. Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.
D. Phát huy thế mạnh sẵn có.
- Câu 33 : Tỉnh nào của vùng Tây Nguyên có diện tích trồng cây cà phê nhiều nhất?
A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Đăk Lăk.
D. Đăk Nông.
- Câu 34 : Nhà máy nhiệt điện nào không nằm trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
A. Cẩm Phả.
B. Na Dương.
C. Uông Bí.
D. Phả Lại.
- Câu 35 : Thành phố trực thuộc Trung Ương nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cần Thơ.
B. Mỹ Tho.
C. Cà Mau.
D. Tân An.
- Câu 36 : Ngành kinh tế biển đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ?
A. khai thác khoáng sản thềm lục địa.
B. giao thông vận tải biển.
C. du lịch biển.
D. khai thác tài nguyên sinh vật biển.
- Câu 37 : Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề đặt ra của vùng:
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
- Câu 38 : Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Khoáng sản phân bố rải rác.
B. Đòi hỏi phương tiện hiện đại và chi phí cao.
C. Địa hình dốc, giao thông khó khăn.
D. Môi trường bị suy thoái.
- Câu 39 : Dựa vào Atlat trang 26, cho biết tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ duy nhất giáp biển
A. Quảng Ninh.
B. Lạng Sơn.
C. Hà Giang.
D. Cao Bằng.
- Câu 40 : Dựa vào Atlat trang 28, khu kinh tế cửa khẩu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. A Đớt.
B. Lệ Thanh.
C. Bờ Y.
D. Nam Giang.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)