Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 12 (có đáp án): Chính sách...
- Câu 1 : Cha bạn N bị bệnh, ông B khuyên cha N dùng sừng tê giác mài ra pha với nước uống sẽ khỏi. N đang rất băn khoăn không biết phải giúp cha mình bằng cách nào. Nếu là N, em sẽ lựa chọn phương án xử sự nào sau đây để khuyên cha mình?
A. Không dùng vì không có cơ sở khoa học và tê giác là động vật quý hiếm cần được bảo vệ
B. Không dùng và phê phán ông B trên mạng xã hội về sự mê tín của ông
C. Nên dùng vì bảo vệ sức khỏe bản thân là quan trọng nhất dù có đắt thậm chí bị bắt vì mua sừng tê giác
D. Nên dùng vì có bệnh phải vái tứ phương, ai mách đâu chữa đó
- Câu 2 : Thấy bạn B và G thường xuyên đổ rác thải không đúng nơi quy định nên H báo với nhà trường. B bực tức, B đã nhờ T đánh H. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?
A. Bạn B, G
B. Bạn B, G, T
C. Bạn B, G, H
D. Bạn B, G, T và H
- Câu 3 : Sau khi đi pic-nic tại rừng, nhóm bạn gồm H, K, N, V trước khi ra về không dập tắt lửa đã đốt dẫn đến cháy rừng, gây thiệt hại 2ha. Cũng có mặt tại buổi pic-nic, nhưng do mệt nên T và R đã về trước đó. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?
A. Bạn K, H và N
B. Bạn H, K, N và V
C. Bạn H, K, N, V và T
D. Bạn H, K, N, V và R
- Câu 4 : Sau mỗi buổi học, J lại vào rừng khai thác trái phép gỗ đề bán lấy tiền để giúp đỡ gia đình. H đã giới thiệu cho J bán số gỗ khai thác trái phép cho U với giá cao hơn. Trong trường họp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường ?
A. Mình J
B. Bạn J và H
C. Bạn J, H và U
D. Bạn U và H
- Câu 5 : Rừng khai thác xong thì mọc trở lại nên được xem là:
A. Tài nguyên không thể phục hồi
B. Tài nguyên vô tận
C. Tài nguyên sinh vật
D. Tài nguyên có thể hao kiệt
- Câu 6 : Tài nguyên không thể hao kiệt là loại tài nguyên:
A. Khả năng khai thác và sử dụng của con người không thể làm cho chúng cạn kiệt và suy giảm được
B. Nếu không biết sử dụng đúng thì chất lượng càng giảm và có hại cho con người
C. Không có nguy cơ vì khả năng tái sinh quá nhanh
D. Nếu được khai thác sử dụng hợp lý thì không những không bị hao hụt mà còn giàu thêm
- Câu 7 : Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho danh mục các loại tài nguyên thiên nhiên có xu hướng:
A. Mở rộng
B. Giữ nguyên
C. Thu hẹp
D. Ngày càng cạn kiệt
- Câu 8 : Giải pháp nào sau đây có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường?
A. Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.
B. Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường
C. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường
D. Nâng cao trình độ công nghệ trong khai thác, chế biến.
- Câu 9 : Để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển giải pháp có tính thiết thực hơn cả là.
A. Có chính sách dân số hợp lý, nâng cao dân trí
B. Thực hiện công nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm của từng nước
C. Tăng cường đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
D. Khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.
- Câu 10 : Một đoàn học sinh đi tham quan, cắm trại tại rừng khu sinh thái nghỉ dưỡng. Sau khi cắm trại xong, các bạn tự giác thu dọn các rác thải, phế liệu của đoàn. Việc làm của các bạn học sinh trên thể hiện ý thức
A. giữ gìn, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
C. ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
D. chống ô nhiễm đất, nước, không khí.
- Câu 11 : Do bất cẩn nên trong lúc giúp gia đình đốt nương làm rẫy, bạn An 18 tuổi đã để lửa cháy lan thiêu rụi 2 ha rừng dù đã cố gắng dập lửa. Theo em, ai phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này?
A. gia đình An vì bố mẹ phải chịu trách nhiệm khi con chưa đủ 18 tuổi.
B. An phải chịu trách nhiệm vì đã đủ 18 tuổi.
C. Không ai cả vì An chỉ vô ý và đã cố gắng dập lửa.
D. Chính quyền địa phương vì quản lý lỏng lẻo.
- Câu 12 : Cha bạn N bị bệnh, ông B khuyên cha N dùng sừng tê giác mài ra pha với nước uống sẽ khỏi. N đang rất băn khoăn không biết phải giúp bố bằng cách nào. Nếu là N, em sẽ lựa chọn phương án xử sự nào sau đây để khuyên cha mình?
A. Không dùng vì không có cơ sở khoa học và tê giác là động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
B. Không dùng và phê phán ông B trên mạng xã hội về sự mê tín của ông.
C. Nên dùng vì bảo vệ sức khỏe bản thân là quan trọng nhất, dù có đắt thậm chí bị bắt vì mua sừng tê giác.
D. Nên dùng vì có bệnh thì phải chữa bệnh cho bằng khỏi, ai mách dâu chữa đó.
- Câu 13 : Pháp luật về bảo vệ môi trường không cấm hành vi nào sau đây?
A. Dùng mìn để khai thác hải sản.
B. Chặt bỏ cây gây cản trở giao thông.
C. Vô ý làm cháy rừng.
D. Nhập khẩu động vật từ vùng cảnh báo dịch bệnh.
- Câu 14 : Trên đường đi học về thấy một người đổ chất bẩn xuống hồ nước gần nhà em sẽ ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau đây?
A. Phê phán, ngăn chặn.
B. Lên án gay gắt.
C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
D. Đồng tình, ủng hộ.
- Câu 15 : Giả sử có một đàn voi rừng trong quá trình di chuyển chỗ ở đã tàn phá nhiều vườn tược, hoa mầu. Hơn nữa chúng đã giẫm chết và làm bị thương nhiều người. Theo em cần phải xử lý như thế nào trong các cách sau đây?
A. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đó là việc của các cơ quan chức năng.
B. Tìm cách giết chết ngay đàn voi, không để chúng gây hại tiếp vì chúng rất nguy hiểm.
C. Cứu hộ và sơ tán nhân dân đến vùng an toàn hơn, khuyến cáo nhân dân sống xa rừng núi.
D. Báo cho cơ quan chức năng giải quyết và nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ chỗ ở của đàn voi.
- Câu 16 : Vào chiều thứ 6 hàng tuần, thầy và trò trường X lại cùng nhau quét dọn, vệ sinh trường lớp, cải tạo chăm bón vườn hoa cây cảnh. Trường X đã thực hiện tốt hoạt động nào sau đây?
A. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Nâng cao ý thức vệ sinh trường lớp.
D. Khắc phục ô nhiễm môi trường.
- Câu 17 : Trung tâm cứu hộ thú Linh Trưởng Cúc Phương được xây dựng từ đầu năm 1994. Có nhiệm vụ cứu hộ từng cá thể các loài thú Linh Trưởng quý hiếm (Voọc mông trắng, Voọc Hà Tình, Voọc đen tuyền, Voọc Lào, Voọc Cát Bà, Voọc Chà vá chân xám…). Sự ra đời của trung tâm đã thể hiện mục tiêu, phương hướng cơ bản nào của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?
A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ MT.
B. Giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, MT cho mọi người dân.
C. Coi trọng nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực về bảo vệ MT.
D. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên.
- Câu 18 : Tại Điều 15 Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, có quy định: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản (trừ hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này và việc sử dụng kích điện tại ao nuôi để thu hoạch thủy sản). Quy định trên thể hiện mục tiêu, phương hướng cơ bản nào của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?
A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ MT.
B. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên.
C. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
D. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên.
- Câu 19 : Nhà máy Thủy điện Sơn La có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy. Là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam sử dụng thiết bị tự động hóa nên tại mỗi phòng chức năng chỉ cần một đến hai kỹ sư giám sát. Hệ thống truyền đóng cắt truyền dẫn kín, cho phép truyền dẫn dòng điện 500kV vận hành trong không gian nhỏ. Thông tin trên thể hiện mục tiêu, phương hướng cơ bản nào của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?
A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ MT.
B. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên.
C. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
D. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên.
- Câu 20 : Trên đường đi du lịch Sơn La trở về, đến đỉnh đèo Đá Trắng xe dừng nghỉ thấy nhiều người dân bày bán những con thú rừng mà họ săn bắn được. Bố Hùng định mua một con về làm bữa cơm thịnh soạn cho cả gia đình ăn thử, nhưng Hùng ngăn lại: Bố đừng mua, việc mua thú rừng là tiếp tay cho bọn săn bắn thú rừng trái phép, là vi phạm pháp luật đấy bố ạ. Theo em hành động của Hùng thể hiện em là người
A. yêu thiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên.
B. có ý thức bảo vệ động vật, thực vật.
C. có ý thức thực hiện pháp luật
D. biết bảo tồn đa dạng sinh học.
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế
- - Trắc nghiệm Bài 2 Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - GDCD 11
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Ôn tập Công dân với kinh tế
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa