- Nhật Bản (Có lời giải chi tiết)
- Câu 1 : Từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh như thế nào?
A chịu tổn thất nặng nề.
B thu nhiều lợi nhuận nhờ chiến tranh.
C giàu tài nguyên thiên nhiên.
D nhận sự trợ giúp của Liên Xô.
- Câu 2 : Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành
A một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.
B trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
C trung tâm kinh tế tài chính duy nhất thế giới.
D siêu cường tài chính số một thế giới.
- Câu 3 : Nền kinh tế của Nhật Bản có sự biến chuyển như thế nào từ những năm 90 của thế kỉ XX?
A tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
B bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước NICs.
C là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
D lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.
- Câu 4 : Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai thế hiện qua
A Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật.
B Hiệp ước Vécxai - Oasinhtơn
C Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
D Hiệp ước Vacsava.
- Câu 5 : Ý nào phản ánh khó khăn đối với nền công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973?
A nhập khẩu nhiên liệu.
B nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu.
C phụ thuộc vào nhiên liệu, nhập khẩu.
D phụ thuộc vào nhiên liệu, nguyên liệu nhập khẩu
- Câu 6 : Những cải cách của Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) thực hiện ở Nhật Bản ngay sau năm 1945 có ý nghĩa gì?
A Đưa đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản.
B Tạo tiền đề phát triển ở giai đoạn tiếp sau.
C Đưa Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
D Mở rộng và củng cố mối quan hệ với Mĩ.
- Câu 7 : Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào?
A Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
C Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu.
D Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.
- Câu 8 : Đâu là nhân tố quyết định đưa Nhật Bản phát triển “thần kì” từ những năm 60 của thế kỉ XX?
A vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
B chi phí cho quốc phòng rất thấp.
C nguồn nhân lực có chất lượng, tính kỉ luật cao.
D áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
- Câu 9 : Nhật Bản đã tận dụng những yếu tố bên ngoài nào để phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
B Nguồn nhân công lao động rẻ ở Đông Nam Á.
C Nguồn viện trợ quỹ ODA.
D Chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
- Câu 10 : Mĩ kí “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” nhằm mục đích gì?
A Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
B Mĩ muốn biến Nhật trở thành căn cứ quân sự.
C Hình thành liên minh Mĩ – Nhật chống các nước xã hội chủ nghĩa.
D Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.
- Câu 11 : Nội dung nào sau đây không thuộc cải cách của Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) thực hiện ở Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 – 1949).
B Giải giáp các lực lượng vũ trang.
C Ban hành các quyền tự do dân chủ.
D Thiết lập các công ti độc quyền lớn.
- Câu 12 : Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX?
A Con người được đào tạo chu đáo, có tính kỉ luật cao.
B Chính sách điều tiết có hiệu quả của nhà nước
C Thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh.
D Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
- Câu 13 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào để Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ?
A Giúp Mĩ thực hiện Chiến lược toàn cầu.
B Để nhận viện trợ của Mĩ.
C Đảm bảo lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
D Cùng Mĩ chống lại sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á.
- Câu 14 : Sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ nguyên nhân chung nào dưới đây?
A Chi phí cho quốc phòng thấp.
B Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
C Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
D Do lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên phong phú.
- Câu 15 : Nhật Bản được mệnh danh là một “đế quốc kinh tế” là bởi
A hàng hóa Nhật Bản len lõi, xâm nhập và cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới.
B Nhật Bản là cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
C Nhật Bản là nước có nguồn vốn viện trợ lớn nhất cho các nước bên ngoài.
D đồng tiền Nhật Bản có giá trị lớn trên toàn thế giới.
- Câu 16 : Việt Nam học tập được điều gì từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài
B Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế
C Đầu tư phát triển giáo dục con người
D Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước
- Câu 17 : Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á có điểm gì giống nhau?
A đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế.
B không tham gia vào nhóm G7 và G8.
C không chi nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh.
D không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu