- Bệnh, tật di truyền và Di truyền học với con ngư...
- Câu 1 : Hội chứng Đao có thể dễ dàng phát hiện bằng phương pháp:
A Phả hệ
B Di truyền phân tử
C Di truyền tế bào
D Nghiên cứu trẻ đồng sinh
- Câu 2 : Ngành Di truyền học có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền được gọi là gì?
A Di truyền học sức khoẻ.
B Di truyền học hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình.
C Di truyền học tư vấn.
D Di truyền học tương lai nhân loại.
- Câu 3 : Các dị tật bẩm sinh ở người như tật khe hở môi - hàm, tật bàn tay mất một số ngón hay có nhiều ngón, tật bàn chân mất ngón và dính ngón là do loại biến dị nào gây ra?
A Do đột biến gen lặn.
B Do đột biến gen trội.
C Do đột biến nhiễm sắc thể.
D Do thường biến.
- Câu 4 : Ở người, các tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn ...
A là những tính trạng lặn.
B được di truyền theo gen đột biến trội.
C được quy định theo gen đột biến lặn.
D là những tính trạng đa gen.
- Câu 5 : Bệnh nhân bị bệnh bạch tạng có da và tóc màu trắng, mắt màu hồng. Bệnh này do loại đột biến nào gây ra?
A Do đột biến gen lặn.
B Do đột biến gen trội.
C Do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
D Do đột biến dị bội thể.
- Câu 6 : Tác nhân nào dưới đây không là nguyên nhân gây ra các bệnh và tật di truyền cho con người?
A Lao động nặng nhọc hay tập thể dục thể thao quá sức.
B Tia tử ngoại của Mặt trời vào buổi trưa nắng gắt hay tia phóng xạ từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.
C Chất độc hoá học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức.
D Rối loạn trong trao đổi chất nội bào.
- Câu 7 : Đâu không phải là dấu hiệu bề ngoài để nhận biết bệnh nhân Đao?
A Bé, lùn, cổ rụt, má phệ.
B Miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra.
C Mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách 2 mắt xa nhau.
D Bệnh nhân là nữ.
- Câu 8 : Người bị bệnh Đao có bộ NST:
A Thiếu 1 NST số 21.
B Thừa 1 NST số 21.
C Thiếu 2 NST số 21.
D Thừa 2 NST số 21.
- Câu 9 : Những biện pháp nào nêu dưới đây có thể góp phần hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền?
A Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh, một số chất độc có khả năng gây đột biến gen và nhiễm sắc thể.
B Đấu tranh chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường khác.
C Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nêu trên.
D Cả A, B và C.
- Câu 10 : Quan sát một dòng họ, người ta thấy có một số người có các đặc điểm: tóc- da- lông trắng, mắt hồng. Những người này
A mắc bệnh bạch tạng.
B mắc bệnh máu trắng.
C không có gen quy định màu đen.
D mắc bệnh bạch cầu ác tính.
- Câu 11 : Cho biết chứng bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường quy định. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp thì xác suất con sinh ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ
A 0%
B 25%
C 50%
D 75%
- Câu 12 : Bệnh nhân Tơcnơ không có các dấu hiệu bề ngoài nào dưới đây?
A Bệnh nhân là nữ.
B Tuyến vú không phát triển.
C Khoảng cách 2 mắt xa nhau.
D Dáng lùn.
- Câu 13 : Trong một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng Đao, ở lần sinh thứ hai con của họ:
A chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền.
B không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xẩy ra.
C có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rất thấp.
D không bao giờ xuất hiện vì chỉ có 1 giao tử mang đột biến.
- Câu 14 : Bệnh Tơcnơ ở người là do:
A Mất 1 NST thường.
B Chỉ có 1 NST giới tính X.
C Mất 1 NST giới tính X ở phôi nữ.
D Mất 1 NST giới tính X ở phôi nam.
- Câu 15 : Nói bệnh mù màu, bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới có đúng không ?
A Không đúng vì nữ cũng có thể biểu hiện bệnh.
B Đúng vì nữ không bao giờ mắc bệnh.
C Đúng vì gen gây bệnh tồn tại trên X.
D Đúng vì gen gây bệnh chỉ truyền cho con trai.
- Câu 16 : Việc ứng dụng di truyền học vào y học đã có tác dụng:
A giúp tìm hiểu được nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền
B giải thích được cơ chế phát sinh và di truyền của bệnh, dự đoán khả năng xuất hiện các dị tật trong những gia đình có phát sinh đột biến.
C đề ra biện pháp ngăn ngừa và phần nào chữa một số bệnh di truyền ở người.
D tìm hiểu được nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền, giải thích được cơ chế phát sinh và di truyền của bệnh, đề ra biện pháp ngăn ngừa và phần nào chữa một số bệnh di truyền ở người.
- Câu 17 : Bệnh Đao và bệnh Tơcnơ là do loại biến dị nào dưới đây gây ra?
A Do đột biến gen lặn.
B Do đột biến gen trội.
C Do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
D Do đột biến dị bội thể.
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN