Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2017 - Đề...
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Viêt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ 40 nghìn tỉ đồng trở lên là
A Phúc Yên, Bắc Ninh.
B Hà Nội, Hải Phòng.
C Hải Dương, Hưng Yên.
D Thái Bình, Nam Định.
- Câu 2 : Vấn đề được đặt ra trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A tránh gây mất đất sản xuất nông nghiệp.
B tránh gây ô nhiễm môi trường.
C giảm tình trạng chênh lệch giàu nghèo.
D tránh làm mất các ngành công nghiệp truyền thống.
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ:
A Chu Lai.
B Dung Quất.
C Nam Phú Yên.
D Chân Mây - Lăng Cô.
- Câu 4 : Thuỷ điện giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất điện của nước ta giai đoạn hiện nay vì:
A giá thành xây dựng thấp.
B nước ta có nguồn thuỷ năng dồi dào.
C không đòi hỏi cao về trình độ khoa học kĩ thuật.
D ít gây ô nhiễm môi trường.
- Câu 5 : Cho biểu đồ:TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂMỞ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số loại cây công nghiệp lâu năm ở nước ta trong giai đoạn 2005 – 2014?
A Diện tích các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè) ở nước ta đều tăng với tốc độ như nhau.
B Diện tích cà phê có tốc độ tăng chậm nhất.
C Diện tích cây cao su có tăng, nhưng không ổn định.
D Tốc độ tăng diện tích chè thấp nhất so với hai loại cây còn lại.
- Câu 6 : Rừng đặc dụng ở nước ta có vai trò quan trọng trong việc
A phát triển du lịch sinh thái.
B bảo vệ môi trường nước và môi trường đất.
C bảo vệ hệ sinh thái và các giống loài quí hiếm.
D cung cấp nguyên liệu quý hiếm cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Câu 7 : Địa hình núi cao của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng:
A Đông Bắc.
B Tây Nguyên.
C Bắc Trung Bộ.
D Tây Bắc.
- Câu 8 : Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do:
A có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt.
B nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng.
C dịch vụ thú y được chú trọng phát triển.
D chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước.
- Câu 9 : Tuyến đường được coi là xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là:
A quốc lộ 5.
B quốc lộ 2.
C quốc lộ 1.
D quốc lộ 6.
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat trang 15, hãy cho biết vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A Đồng bằng sông Hồng.
B Đồng bằng sông Cửu Long.
C Đông Nam Bộ.
D Bắc Trung Bộ.
- Câu 11 : Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển của khu vực
A Bắc Bộ.
B Trung Bộ.
C Nam Bộ.
D Vịnh Thái Lan.
- Câu 12 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
A Là vùng có diện tích lớn nhất cả nước.
B Là vùng có dân số đông thứ hai cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Hồng.
C Có sự phân hoá thành 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
D Có đường bờ biển với nhiều đảo ven bờ.
- Câu 13 : Căn cứ vào Atlat trang 17, hãy cho biết các trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ có qui mô/trung tâm là:
A trên 100 nghìn tỉ đồng.
B từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng.
C từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng.
D dưới 10 nghìn tỉ đồng.
- Câu 14 : Đặc điểm không đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta là
A lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước.
B số lao động trong khu vực ngoài Nhà nước tương đối ổn định và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
C khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta ngày càng tăng tỉ trọng.
D lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng ngày càng giảm.
- Câu 15 : Cho bảng số liệu:GIÁ TRỊ XUẤT–NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2014 (Đơn vị: triệu USD) Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A Biểu đồ tròn.
B Biểu đồ cột.
C Biểu đồ đường.
D Biểu đồ miền.
- Câu 16 : Một trong những đặc điểm cơ bản của điểm công nghiệp ở nước ta là
A thường hình thành ở các tỉnh miền núi.
B mới được hình thành ở nước ta.
C do Chính phủ quyết định thành lập.
D có các ngành chuyên môn hóa cao.
- Câu 17 : Cho bảng số liệuDIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1990 - 2014(Đơn vị: nghìn ha)Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về diện tích cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014?
A Tổng diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng liên tục.
B Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và liên tục.
C Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm nhưng ổn định.
D Chênh lệch về diện tích giữa cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm có xu hướng ngày càng gia tăng.
- Câu 18 : Đặc điểm nào dưới đây không đúng với vị trí địa lí nước ta?
A Việt Nam nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của thế giới.
B Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương nên vừa gắn liền với lục địa, vừa tiếp giáp Biển Đông với đường bờ biển kéo dài.
C Việt Nam nằm ở trung tâm các vành đai động đất và sóng thần trên thế giới.
D Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội tuyến ở bán cầu Bắc.
- Câu 19 : Loại khoáng sản có trữ lượng và giá trị kinh tế lớn nhất ở Tây Nguyên là
A than.
B bôxít.
C đá quý.
D sắt.
- Câu 20 : Vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất ở nước ta là
A Đông Nam Bộ.
B Đồng bằng sông Hồng.
C Đồng bằng sông Cửu Long.
D Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 21 : Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do
A có năng suất lúa cao hơn.
B có diện tích trồng cây lương thực lớn hơn.
C có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn.
D có trình độ thâm canh cao hơn.
- Câu 22 : Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta là
A than nâu.
B than bùn.
C dầu mỏ.
D khí đốt.
- Câu 23 : Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan tâm nhất là:
A không làm thu hẹp diện tích rừng.
B đầu tư các nhà máy chế biến.
C xây dựng mạng lưới giao thông.
D tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho sản xuất.
- Câu 24 : Hồ nước có giá trị lớn nhất về thuỷ lợi ở nước ta hiện nay là
A hồ Dầu Tiếng.
B hồ Trị An.
C hồ Hoà Bình.
D hồ Kẻ Gỗ
- Câu 25 : Tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc bao gồm các địa phương
A Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
B Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng.
C Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn.
D Hà Nội, Lạng Sơn, Hà Giang.
- Câu 26 : Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là
A công nghiệp hoá phát triển mạnh.
B quá trình đô thị hoá giả tạo, tự phát.
C mức sống của người dân cao.
D kinh tế phát triển nhanh.
- Câu 27 : Đặc điểm không phải của vùng kinh tế trọng điểm là
A bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian.
B hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.
C tập trung các lãnh thổ ở ven biển và biên giới để có thể dễ dàng giao lưu với trong nước và quốc tế.
D có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
- Câu 28 : Cho bảng số liệuMỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, hãy cho biết sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2014 là
A thủy sản đông lạnh.
B chè chế biến.
C giày, dép da.
D xi măng.
- Câu 29 : Tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ?
A Hải Phòng.
B Hải Dương.
C Quảng Ninh.
D Nam Định.
- Câu 30 : Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng nhất đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A đất feralit giàu dinh dưỡng.
B khí hậu cận nhiệt đới trên núi có mùa đông lạnh.
C địa hình đồi núi thấp.
D lượng mưa lớn quanh năm.
- Câu 31 : Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là
A dãy núi Bạch Mã (Đèo Hải Vân).
B dãy Hoành Sơn (Đèo Ngang).
C sông Bến Hải.
D sông Gianh.
- Câu 32 : Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An thuộc tỉnh
A Phú Yên.
B Bình Định.
C Quảng Ngãi.
D Quảng Nam.
- Câu 33 : Về dân số, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau
A Indonesia, Thái Lan.
B Malaysia, Philipin.
C Indonesia, Malaysia.
D Indonesia, Phillipin.
- Câu 34 : Các huyện đảo Vân Đồn và Phú Quý ở nước ta lần lượt thuộc các tỉnh
A Quảng Trị, Bình Thuận.
B Quảng Ngãi, Khánh Hòa.
C Quảng Ninh, Bình Thuận.
D Quảng Bình, Bình Thuận.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)