Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Câu 1 : Đặc điểm nào sau đây là của miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ nước ta:
A địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế với các hướng vòng cung của các dãy núi và thung lũng sông.
B trong vùng có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo.
C địa hình bờ biển đa dạng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
D trong vùng xuất hiện thành phần thực vật phương nam
- Câu 2 : Thảm thực vật rừng ở Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái chủ yếu vì:
A
sự phong phú đa dạng của nhóm đất
B khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá phức tạp với nhiều kiểu khí hậu
C vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật
D địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hoá phức tạp
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây không thuộc miền khí hậu phía Nam
A Trung và Nam Bắc Bộ
B Tây Nguyên
C Nam trung Bộ
D Nam Bộ
- Câu 4 : Quan sát Atlát Địa lý Việt Nam, Các sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bộ là
A Sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu
B Sông Hương, sông Mã, sông Cả
C Sông Hồng, sông Chảy, sông Lô
D Sông Thái Bình, sông Đà, sông Mã
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 9, cho biết nước ta chia làm mấy vùng khí hậu?
A 5
B 7
C 8
D 6
- Câu 6 : Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A Khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.
B Đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi lớn hướng vòng cung.
C Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam.
D Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất nước ta.
- Câu 7 : Dãy núi nào sau đây là ranh giới của các vùng khí hậu theo chiều Bắc Nam?
A Pu Sam Sao
B Bạch Mã
C Hoàng Liên Sơn
D Trường Sơn Bắc
- Câu 8 : Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với các đồng bằng mở rộng; gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh là đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền nào?
A Tất cả các miền nước ta.
B Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
C Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
D Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy sắp xếp các cao nguyên ba dan của Tây Nguyên theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
A Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
B Đắc Lắc, Di Linh, Kon Tum, Lâm Viên.
C Lâm Viên, Di Linh, Kon Tum, Đắc Lắc.
D Di Linh, Lâm Viên, Đắk Lắk, Kon Tum.
- Câu 10 : Sông ngòi ở khu vực nào sau đây thường có mùa lũ vào thời kì thu đông?
A Đông Bắc.
B Đông Trường Sơn.
C Đồng bằng Bắc Bộ.
D Đồng bằng Nam Bộ.
- Câu 11 : Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao
A từ 2600m trở lên
B từ 2400m trở lên
C từ 2200m trở lên
D từ 2000m trở lên
- Câu 12 : Nguyên nhân nào tạo nên sự thay đổi thiên nhiên theo độ cao?
A Chịu tác động mạnh của gió mùa đông bắc
B Giáp biển
C Địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiệt độ thay đổi theo độ cao.
D Do vị trí địa lý
- Câu 13 : Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất trong hệ đất đồng bằng là:
A Nhóm đất phù sa
B Nhóm đất phèn
C Nhóm đất mặn
D Nhóm đất cát
- Câu 14 : Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo Bắc – Nam ở nước ta là:
A Góc nhập xạ tăng, đồng thời với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, đặc biệt từ 16°B trở vào
B Sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về phía Nam.
C Do càng vào Nam, càng gần xích đạo đồng thời với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam
D Sự di chuyển của dải hội tụ từ Bắc vào Nam đồng thời cùng với sự suy giảm ảnh hưởng của khối khí lạnh
- Câu 15 : Yếu tố địa hình có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên ở Việt Nam là
A hướng địa hình.
B độ cao địa hình.
C độ chia cắt địa hình.
D hướng và độ cao địa hình.
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất xám trên phù sa cổ tập trung nhiều nhất ở vùng nào của nước ta?
A Đông Nam Bộ.
B Đồng bằng sông Cửu Long.
C Tây Nguyên.
D Đồng bằng sông Hồng.
- Câu 17 : Dạng thời tiết đặc biệt nào sau đây thường xuất hiện vào mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta?
A Sương mù, sương muối và mưa phùn
B Mưa tuyết và mưa rào.
C Mưa đá và dông.
D Hạn hán và lốc tố.
- Câu 18 : Vùng có đất mặn, đất phèn chiếm tới 2/3 diện tích tự nhiên là
A đồng bằng sông Hồng.
B các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ.
C các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
D đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 19 : Ý nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp.
B Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh.
C Tài nguyên khoáng sản giàu có như than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm.
D Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng núi vòng cung, đồng bằng mở rộng.
- Câu 20 : Đặc điểm nổi bật của khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là
A có một mùa khô và một mùa mưa rõ rệt.
B mưa ít vào mùa hạ, mưa nhiều vào thu đông.
C màu đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng mưa nhiều.
D mùa hạ nóng, mưa ít, mùa đông lạnh, mưa nhiều.
- Câu 21 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, xác định sự tương phản nào sau đây về khí hậu giữa Đà Lạt và Nha Trang thể hiện rõ sự phân hóa tự nhiên theo Tây – Đông ở nước ta?
A Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt cao hơn Nha Trang.
B Sự khác nhau về hướng gió tháng 7 giữa Đà Lạt và Nha Trang
C Lượng mưa trung bình năm của Đà Lạt cao hơn Nha Trang
D Sự khác nhau về mùa mưa giữa Đà Lạt và Nha Trang
- Câu 22 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhóm đất chính của đồng bằng ven biển miền Trung là gì?
A Đất phèn.
B Đất cát biển.
C Đất phù sa sông.
D Đất feralit
- Câu 23 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đồng bằng Thanh Hóa được bồi tụ bởi hệ thống sông nào?
A Sông Mã, sông Chu
B Sông Cả.
C Sông Hồng.
D Sông Đà.
- Câu 24 : Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô.
B bão lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn.
C thời tiết rất bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường.
D sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi
- Câu 25 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 , hãy cho biết hướng nghiêng chính của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
A hướng tây bắc- đông bắc
B hướng vòng cung
C hướng tây bắc- đông nam
D hướng bắc - nam
- Câu 26 : Vì sao cùng một vĩ độ nhưng nhiệt độ trung bình năm của Nha Trang lại cao hơn Đà Lạt
A Do Nha Trang nằm gần biển
B Do Nha Trang có độ cao địa hình thấp hơn Đà Lạt
C Do Nha Trang chịu ảnh hưởng của gió Tín phong bắc bán cầu
D Do Nha Trang chịu ảnh hưởng mạnh của giớ font Tây Nam
- Câu 27 : Cho bảng số liệuNhiệt độ trung bình năm ở một số địa điểm ở nước ta
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)Nhận xét nào say đây không đúng với bảng số liệu
A Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam
B Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm đều cao, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới
C Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam
D Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch
- Câu 28 : Cho biểu đồ sau:
Biển đồ bên, thể hiện nội dung nào sau đây
A Lượng mưa trung bình năm của Hà Nội.
B Lượng mưa trung bình các tháng của Hà Nội.
C Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội.
D Nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội.
- Câu 29 : Cho biểu đồ sau:
Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh?
A Nhiệt độ trung bình các tháng của Lạng Sơn thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
B Lạng Sơn có mùa đông lạnh (<200C) kéo dài 5 tháng.
C Nhiệt độ trung bình các tháng của TP. Hồ Chí Minh đều lớn hơn 250C.
D Biên độ nhiệt trung bình năm của Lạng Sơn thấp hơn TP. Hồ Chí Minh
- Câu 30 : Cho biết Đà Lạt và Nha Trang có độ cao chênh nhau 1500m. Khi Nha Trang có nhiệt độ là 330C thì Đà Lạt có nhiệt độ là:
A 240C
B 250C
C 220C
D 230C
- Câu 31 : Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình của một số địa điểm ở nước ta ( Đơn vị: oC)
Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?
A Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ bắc vào nam.
B Biên độ nhiệt độ năm giảm dần từ bắc vào nam.
C Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất tại Lạng Sơn.
D Biên độ nhiệt độ năm cao nhất tại Huế.
- Câu 32 : Cho biểu đồ:
Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông chính nước taNhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A Tỉ lệ hệ thống sông Hồng nhỏ nhất.
B Tỉ lệ diện tích các hệ thống sông không giống nhau, ba hệ thống sông Hồng, Đồng Nai và sông Mê Công chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất nước ta.
C Tỉ lệ diện tích lưu vực sông Đồng Nai lớn nhất.
D Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông đang có sự thay đổi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)